Chuyển đổi số - tri thức hóa nông dân thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng

Thứ tư - 06/11/2024 18:16 21 0
Ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy móc hiện đại vào sản xuất.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy móc hiện đại vào sản xuất.

Chuyển đổi số góp phần tri thức hóa nông dân

Nông nghiệp luôn là nền tảng vững chắc, được coi là cột trụ của nền kinh tế, đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh lương thực và là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Chiều 14.5.2024, phát biểu tại hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Chuyển đổi số, số hóa trong nông nghiệp giúp giải quyết vấn đề ly nông, ly hương. Người dân có thể không làm nông nghiệp nữa, nhưng trên mảnh đất quê hương mình, vẫn có những cách thức mới, công cụ mới để làm giàu, thoát nghèo.
 

Nhờ vào sức mạnh của công nghệ, người dân đã không còn cần di chuyển về các thành phố lớn nữa, mà vẫn tìm ra con đường cho riêng mình. Phát triển dựa trên công nghệ là hướng đi phát triển bền vững, phát triển xanh tại Việt Nam.

Với các địa phương, là tổng hợp nhu cầu, thí điểm các cách làm hay, mô hình hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng về quy mô, cấp độ và điều kiện thực tế.

Với hợp tác xã, bà con nông dân, chuyển đổi số là các giải pháp đa dạng, đa kênh, đa tương tác về “tri thức hóa nông dân”; là giới thiệu các nền tảng số, các kênh thương mại điện tử, các ứng dụng mạng xã hội, kết nối tiêu thụ nông sản: “đưa chợ về vườn”, đưa thị trường về đến tận ao cá, vườn cây, thửa ruộng...

Từ đó, xây dựng và đưa vào khai thác hiệu quả các nền tảng số dữ liệu, thông qua các nền tảng số để thu thập, cập nhật, cung cấp dữ liệu về nguồn gốc nông sản, tình hình sản xuất nông nghiệp, nông sản tiêu thụ từ các hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp, từ các nguồn dữ liệu cập nhật của người nông dân trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng; bảo đảm phát triển hệ sinh thái về nông nghiệp số: Liên kết và quản lý vùng trồng, chuyển đổi số cả chuỗi nông sản từ nông hộ đến thu gom, chế biến, xuất khẩu...

Cần tháo gỡ nhiều rào cản

Theo Bộ NNPTNT, tổ chức thực hiện việc thu thập, phát triển dữ liệu trong lĩnh vực thương mại điện tử, logistics. Ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, AI trong đánh giá hành vi, thói quen, nhu cầu, sở thích người tiêu dùng,... để từ đó hoạch định chính sách phát triển thương mại điện tử, phát triển thị trường, phát triển ngành logistics và thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực.

Mặc dù vậy, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp từ trung ương đến địa phương cũng đang đối mặt với không ít rào cản và thách thức như: Nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ, liên kết giữa các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ, hợp tác xã, người nông dân còn chưa chặt chẽ, hệ thống hạ tầng công nghệ chưa đồng đều giữa các khu vực và vùng địa lý, thể chế đầu tư cho chuyển đổi số còn chưa đồng bộ...

Vì vậy, Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Bộ NNPTNT đã nhận thấy rất rõ tính cấp thiết phải có những giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nguồn tin: Theo laodong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:6

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:7

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:4

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:5

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 17 | lượt tải:5
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay1,739
  • Tháng hiện tại52,837
  • Tổng lượt truy cập2,904,941
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây