UBND tỉnh ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2012 - 2015

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 709 0
Ngày 14/08/2012, UBNDtỉnh ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh Bình Định thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm.

 

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản lý đủ mạnh để điều hành các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm và của người tiêu dùng, nhằm giảm NĐTP, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến năm 2015: các quy hoạch tổng thể về ATTP từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng ATTP của tỉnh.
Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015: Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng; Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm; Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch: giải pháp về chỉ đạo điều hành; Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật: tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về VSATTP, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về ATTP, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về ATTP, tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình quản lý ATTP tiên tiến, Nâng cao năng lực phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, xây dựng hệ thống cảnh báo và phân tích nguy cơ ATTP làm cơ sở cho công tác quản lý ATTP dựa vào bằng chứng, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý ATTP; Giải pháp về nguồn lực: tăng cường đào tạo, tập huấn về ATTP, xây  dựng  và  phát  triển  hệ  thống  kiểm   nghiệmVSATTP, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về ATTP, xã hội hóa công tác bảo đảm ATTP, tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP.
Yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn tổ chức triển khai Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hàng năm, phù hợp với nội dung Kế hoạch này, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020. Sở Y tế là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế; báo cáo cho BCĐ tỉnh và UBND tỉnh đối với những vấn đề vượt thẩm quyền để dược chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
 Giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương liên quan để triển khai các giải pháp, các chương trình, đề án thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra NĐTP, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp đối với các hộ sản xuất nông sản thực phẩm.... Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng, ATTP trong lĩnh vực trồng trọt, thu gom, sơ chế và chế biến rau, quả; xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết việc tổ chức sản xuất rau quả an toàn theo hướng VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt.
Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương liên quan để triển khai các giải pháp, các chương trình, đề án thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chỉ đạo triển khai kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện ATTP tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là các chợ đầu mối. Kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, thực hiện các quy định về chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy và các quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm; khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực ATTP. Sở Giáo dục - Đào tạo kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ ăn uống trong các trường học; xây dựng các mô hình bếp ăn bảo đảm ATTP trong trường học, gắn với phong trào dạy tốt, học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục đào tạo. Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo các trường học tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP; huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm ATTP; xây dựng lộ trình đưa nội dung ATTP vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học.
 Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này vào dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh. Tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong việc đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cũng như huy động các nguồn tài trợ hợp pháp khác đầu tư cho công tác bảo đảm ATTP của tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo đảm ATTP của các đơn vị, địa phương; đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định hiện hành của Nhà nước, tiết kiệm, tránh lãng phí. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an môi trường phối hợp với lực lượng hải quan và cơ quan liên quan kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.
 Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, các đài truyền thanh cơ sở thực hiện  công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, các đài truyền thanh cơ sở ưu tiên, dành thời lượng phát sóng thích hợp để phổ biến kiến thức, các quy định của pháp luật về ATTP và các hoạt động bảo đảm ATTP của các ngành, các cấp để góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về ATTP.
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch này, trực tiếp chỉ đạo xây dựng, phê duyệt Kế hoạch hành động của địa phương, tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch được duyệt đúng mục đích, có hiệu quả. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai công tác vận động, giáo dục phát động các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động xây dựng làng, xã văn hóa ở khu dân cư, nhằm thúc đẩy hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng.
Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan phát động phong trào phụ nữ trong toàn tỉnh tham gia vào công tác bảo đảm ATTP. Phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức các chương trình tập huấn, thông tin, truyền thông về ATTP cho phụ nữ; đặc biệt cho các bà nội trợ, chị em kinh doanh, sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ lẻ.
Đề nghị Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nôn dân các cấp phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức hoạt động tập huấn, hướng dẫn cho các hội viên về sản xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế biến, bảo quản khoa học, sử dụng đúng cách các hóa chất bảo vệ thực vật và an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón. Phát động phong trào sáng kiến, việc làm tốt về bảo đảm ATTP, tích cực đấu tranh với các hành vi mất ATTP trong cộng đồng, làng xã.
Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, các sở, ngành, đoàn thể, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của sở, ngành, đoàn thể, địa ơng mình. Định kỳ 6 tháng một lần, các sở, ngành, đoàn thể, địa phương báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch cho Sở Y tế (cơ quan thường trực BCĐ tỉnh) để tổng hợp báo cáo BCĐ tỉnh, UBND tỉnh, Thường trực BCĐ liên ngành Trung ương về VSATTP - Bộ Y tế và các bộ, ngành Trung ương liên quan. BCĐ các địa phương cần tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên hệ chặt chẽ với BCĐ tỉnh; sử dụng các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác VSATTP có hiệu quả, đồng thời huy động mọi nguồn lực hợp pháp và sẵn có để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu, kết quả đề ra./.

Tác giả bài viết: admin

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:18

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:12

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:11

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:13

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 36 | lượt tải:14
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay2,782
  • Tháng hiện tại63,145
  • Tổng lượt truy cập2,993,832
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây