Với lượng phân bón cho 1 ha gồm: 2 tấn phân chuồng, 1 tấn phân hữu cơ mụn dừa, 500 kg vôi bột, 200 kg lân văn điển, và 100 kg kali, không sử dụng Ure, NPK. Toàn bộ lượng phân đã được bón lót trước khi gieo trồng. Sau khi đậu trỉa được 22 – 24 ngày phun các loại phân bón qua lá như Kalinitrat và Bo, cứ 7 – 10 ngày phun 1 lần. Kết quả cho thấy cây đậu phụng trên diện tích này đã hạn chế được các bệnh lở cổ rễ, thối rễ, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá. Qua thu hoạch năng suất đạt 29,5 tạ/ha. Trong khi diện tích đối chứng trong cùng điều kiện chân đất, và được sử dụng 200Kg NPK, cùng với lượng phân chuồng tăng hơn 6 tấn, lân tăng hơn 800kg, nhưng năng suất chỉ đạt 21,06 tạ/ha.
Như vậy sử dụng phân hữu cơ mụn dừa đã giảm chi phí đầu tư cho 1 hecta còn 28,5 triệu đồng, thấp hơn 4,3 triệu đồng so với diện tích đối chứng, trong khi năng suất tăng hơn 8,44 tạ/ha. Với giá bán 35.000 kg đậu giống hiện nay thì 1 hecta sản xuất đậu phụng sử dụng phân hữu cơ mụn dừa đạt trên 103 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn thực lãi trên 74,5 triệu đồng cao hơn 33,8 triệu đồng so với đối chứng.
Kết quả này đã khẳng định sử dụng phân hữu cơ kết hợp với các chế phẩm vi sinh, phân bón qua lá trong sản xuất đậu phụng không những giảm chi phí, đem lại thu nhập cao hơn, mà còn bảo vệ được môi trường, nông sản sạch. Phù Cát hiện đang triển khai nhân rộng diện ứng dụng phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn trong vụ đông xuân đến, nhằm đưa sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, nông sản sạch./
Tác giả bài viết: BBT
Ý kiến bạn đọc