Nên đến thời điểm này chỉ mới bước vào thu hoạch trà chính vụ, nhưng có thể nói rằng đây là vụ sản xuất được mùa nhất từ trước đến nay.
Trong vụ Đông xuân năm nay, Phù Cát tiếp tục vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất các loại cây trồng cạn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Toàn huyện đã sản xuất hơn 7.260 ha lúa, đạt 99,5%, kế hoạch diện tích. Diện tích cây trồng cạn đã sản xuất hơn 5.400 ha, hầu hết diện tích các loại cây trồng cạn tăng hơn so năm trước. Trong đó đậu phụng 2.394 ha đạt 99,8% kế hoạch, ngô lai 230 ha, mì 1754 ha, hành 103 ha, còn lại là các loại cây trồng khác… Theo đánh giá năng suất lúa đạt bình quân 63,5 tạ/ ha, tăng 1 tạ/ ha so với vụ đông xuân trước, có 11/18 xã thị trấn đạt năng suất lúa bình quân trên 60 đến 76 tạ/ ha. Năng suất đậu phụng đạt 35 tạ/ ha, tăng hơn 1 tạ/ ha so năm ngoái, các loại cây trồng khác đều cho năng suất khá hơn trước.
Để có kết quả như vậy, theo ông Phan Sĩ Hùng, phó phòng nông nghiệp phát triển nông thôn cho biết: Mặc dù điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất, lạnh kéo dài ở đầu đến giữa vụ, Nhưng huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất đúng thời vụ, đưa các giống có năng suất cao, thích hợp với đất đai, thời tiết, mùa vụ vào sản xuất, cộng với các mô hình khuyến nông tiếp được triển khai, nông dân đã thấy rõ hiệu quả của việc chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng nên đã tự giác thực hiện chuyển đổi, đồng thời tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình kĩ thuật vào chăm sóc, nên nhìn chung các loại cây trồng phát triển tốt. Đáng kể nhất là diện tích đâu phụng tăng khá, và diện tích đậu phụng xen mì được áp dụng lên trên 800 ha, các loại cây trồng có hiệu quả kinh tyế cao được mở rộng như: ớt, hành… Góp phần đưa diện tích chuyển đổi cây trồng toàn huyện lên 1115 ha đạt 61,8% kế hoạch cả năm.
Điều ghi nhận trong công tác chỉ đạo là: Rút kinh nghiệm từ các vụ đông xuân trước, ở vụ này huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tích cực vận động và hướng dẫn nông dân chủ động trong việc phát hiện sâu bệnh và tổ chức dập diệt. Chính nhờ đó mà trên 500 ha lúa bị nhiễm rầy, 50 ha lúa bị nhiễm đạo ôn đã được kịp thời bao vây dập diệt hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Tuy nhiên trong vụ sản xuất này còn một số tồn tại đó là: Nhiều địa phương đã đưa các giống bị thoái hoá mà đã nhiều lần khuyến cáo không được sản xuất vào gieo sạ trên diện tích khá lớn, như IR13-2 gần 1100 ha, Uải 32 trên 165 ha, tập trung nhiều ở Cát Hanh, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Nhơn, cát Tân, Cát Tường, Cát Trinh… và mật độ sạ quá dày, cộng với thời tiết bất lợi đã gây ra bệnh đạo ôn và rầy nâu rầy lưng trắng phát sinh trên diện rộng. Đã có trên hơn 500 ha lúa bị nhiễm rầy với mật độ cao, 50 ha bị nhiễm đạo ôn với tỉ lệ bệnh gây hại trên 20%. Trước tình hình này huyện đã tập trung sức chỉ đạo dập diệt, một số diện tích lúa phải xử lý phun thuốc đến 5 – 6 lần. Nhờ đó đã hạn chế thiệt hại, song về hiệu quả kinh tế giảm sút rõ rệt.
Kế hoạch đưa ra trong vụ hè thu 2012, Phù Cát tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chuyển mạnh diện tích sản xuất lúa thiếu nước sang sản xuất cây trồng cạn; Mở rộng diện ứng dụng các mô hình xen, luân canh có thu nhập cao, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào thâm canh chăm sóc. Toàn huyện phấn đấu sản xuất 5.800ha lúa, năng suất bình quân 59 tạ/ ha. Trong đó có 3.190 ha lúa vụ hè, năng suất 55,5 tạ/ ha, và 2.610 ha lúa vụ thu, năng suất 63,3 tạ/ ha, trồng 500 ha đậu phụng, 300 ha ngô lai, 400 ha mè, 100 ha hành và 450 ha rau màu khác …
Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện tốt về thời vụ sản xuất, đối với từng vùng từng cánh đồng, chỉ đạo các địa phương quy hoạch vùng sản xuất, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mùa vu, và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo đó chân ruộng sản xuất 3 vụ lúa/ năm sạ lúa vụ hè từ 15/3 đến 10/4, cho lúa trỗ vào đầu tháng 6/2012, trước tiết mang chủng, tuyệt đối không cho lúa trỗ trước và sau tiết tiểu mãn đề phòng ngập lụt. Trên chân ruộng này cơ cấu sạ các giống lua ngắn và trung ngày như: OM6162, ML48, ĐV108, VĐ8, ĐB6, ML 214, TBR36 và chỉ sạ lúa lai PAC87… Chân ruộng sản xuất 2 vụ sạ lúa thu sạ từ 15/5 cho lúa trỗ vào đầu tháng 8, trước tiết lập thu, bố trí các loại giống dài ngày chủ yếu TBR1, ĐB6, BC15, SH2, OM7347, TBR45, Q5, ĐH99-81, các giống lúa lai như: nhị ưu 838, BiO 404, TH3-3, CT16, BT-E1, hương cốm, nghi hương …Bảo đảm mật độ sạ cho từng loại giống lúa. Bên cạnh đó đưa các giống cây trồng cạn có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Đồng thời hướng dẫn nông dân thực hiện đầy đủ quy trình kĩ thuật từ khâu làm đất đến đầu tư thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…Đặc biệt chú trọng điều tiết nước hợp lý tiết kiệm để bảo đảm tước cho toàn bộ diện tích suốt cả vụ. Nhằm phấn đấu giành lấy vụ sản xuất thắng lợi../.