Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì cuộc họp bàn về tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí của các Ban quản lý dự án lâm nghiệp

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 345 956
Ngày 13/3/2012, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì cuộc họp bàn về tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí của các Ban quản lý dự án lâm nghiệp: Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng, Dự án WB3, Dự án KfW6 và kinh phí, giải pháp triển khai công tác trồng rừng phòng hộ môi trường cảnh quan thành phố Quy Nhơn. Tham dự cuộc họp có đồng chí Phó Giám đốc Sở phụ trách khối; Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở; Giám đốc, kế toán các Ban Quản lý dự án lâm nghiệp; Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn

 

Sau khi nghe Giám đốc các Ban quản lý dự án lâm nghiệp báo cáo về tình hình triển khai dự án, tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án và các giải pháp tinh giảm bộ máy; Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn báo cáo tình hình triển khai trồng rừng môi trường cảnh quan năm 2012, những khó khăn và giải pháp; lãnh đạo các phòng chuyên môn và Phó Giám đốc Sở phụ trách khối tham gia ý kiến; Giám đốc Sở đã kết luận và chỉ đạo với những nội dung như sau:
1. Giám đốc Ban Quản lý dự án WB3 và dự án KfW6 khẩn trương làm việc, thống nhất với lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là huyện) có tham gia dự án, về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Ban quản lý dự án huyện; trên cơ sở rà soát, tinh giảm bộ máy gọn nhẹ nhưng vẫn hoạt động có hiệu quả, không ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch các hoạt động của dự án. Báo cáo kết quả làm việc gửi Giám đốc Sở trước ngày 23/3/2012 để xem xét, báo cáo UBND tỉnh.
 2. Giám đốc Ban Quản lý dự án WB3 và dự án KfW6 phối hợp với Phòng Kế hoạch-Tài chính Sở tiến hành rà soát về kinh phí hoạt động của các Ban quản lý dự án cấp huyện, có văn bản tham mưu Giám đốc Sở trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trong đó, phần chi trả lương phải nêu rõ từng trường hợp cụ thể: Ứng ngân sách của tỉnh để chi, sau đó hoàn trả sau hay từ ngân sách tỉnh. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND các huyện về kinh phí và nguồn kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án.
3. Giám đốc Ban quản lý dự án WB3 khẩn trương làm việc với Ban quản lý dự án trung ương về việc cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm; trên cơ sở đó báo cáo đề xuất Giám đốc Sở chậm nhất đến ngày 16/3/2012.
4. Chi cục Lâm nghiệp phối hợp với Phòng Kế hoạch-Tài chính rà soát, phân bổ kế hoạch vốn năm 2012 từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng bền vững là 10 tỷ đồng và phân bố vốn đầu tư lâm sinh từ ngân sách tỉnh 500 triệu đồng, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt.     
5. Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn có báo cáo chi tiết về việc triển khai trồng rừng môi trường cảnh quan thành phố Quy Nhơn; nội dung bao gồm: Những tồn tại, nguyên nhân và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất những năm trước đây; nhu cầu vốn năm 2012. Dự kiến kế hoạch trồng rừng năm 2012, tổng nhu cầu vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; kinh phí trồng rừng và chăm sóc rừng năm thứ nhất; đề xuất phân theo từng nguồn: Trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách thành phố theo các phương án như sau: Trồng và chăm sóc năm thứ nhất 100 ha theo Nghị quyết tỉnh đảng bộ; trồng và chăm sóc năm thứ nhất 50 ha; không trồng mới chỉ thực hiện công tác bồi thường, thu hồi đất diện tích 15,9 ha đã trồng năm 2011. Báo cáo lãnh đạo Sở trước ngày 20/3/2012, để xem xét báo cáo UBND tỉnh.
Năm 2012, sẽ tập trung trồng diện tích 68,9 ha tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn của 42 hộ đã nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Đối với diện tích 25,3 ha của 18 hộ không nhận tiền đền bù, đề nghị Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Quy Nhơn, chính quyền địa phương vận động các hộ nhận tiền đền bù để thu hồi đất; giải quyết kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đối với diện tích 15,9 ha đã trồng năm 2011. Đồng thời, tập trung thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, chăm sóc rừng trồng phòng hộ môi trường cảnh quan những năm trước đấy, tăng cường công tác phòng chống cháy rừng.
6. Phòng Trồng trọt Sở làm việc với Văn phòng UBND tỉnh về Đề án thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định, đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt đề án. Đồng thời, có văn bản tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh cho phép sử dụng nguồn kinh phí thuế tài nguyên rừng thuộc chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2011 và năm 2012 của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn và Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, để đầu tư cho Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng; ưu tiên chi trả kinh phí nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng và đầu tư trồng rừng môi trường cảnh quan thành phố Quy Nhơn..../. 

Tác giả bài viết: admin

  Ý kiến bạn đọc

508/TB-VPUBND

Danh mục văn bản nhận của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương từ ngày 03/6/2024 đến ngày 14/6/2024

Thời gian đăng: 02/07/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:17

463/QĐ-SNN

Quyết định về việc công bố công khai giao dự toán NSNN năm 2024 (Công khai QĐ 461)

Thời gian đăng: 27/06/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:16

459/QĐ-SNN

Quyết định về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán NSNN năm 2024 (Công khai QĐ 457)

Thời gian đăng: 25/06/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:12

2138/BTTTT-CVT

V/v phối hợp tuyên truyền sử dụng ứng dụng i-Speed để nâng cao chất lượng dịch vụ di động 4G

Thời gian đăng: 24/06/2024

lượt xem: 62 | lượt tải:22

327/QĐ-SNN

Quyết định : V/v công bố công khai giao bổ sung Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 (Công khai QĐ 322)

Thời gian đăng: 30/05/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:27
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay1,135
  • Tháng hiện tại55,150
  • Tổng lượt truy cập2,602,530
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây