I.Bệnh Đạo ôn:
Qua kiểm tra của Chi cục BVTV: bệnh đạo ôn lá đang phát sinh, phát triển gây hại trên giống IR 13/2, BC 15, DV 108, một số giống nếp địa phương… Tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cao cục bộ 10-20%, diện tích nhiễm khoảng 26ha (Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, An Nhơn…).
Kết hợp thời tiết hiện nay, trời dịu mát, đêm và sáng sớm có sương mù, ẩm độ cao, ... tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, phát triển gây hại mạnh diện rộng trong thời gian đến trên lúa cuối đẻ nhánh- làm đòng.
Để hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp phòng, trừ sau:
1. Biện pháp phòng: Bón phân cân đối NPK ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khi bệnh xuất hiện phải ngừng ngay việc bón phân, nhất là Đạm Urê đơn độc; không sử dụng phân bón lá và kích thích sinh trưởng để phun cho cây lúa(sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới tiến hành bón phân và phun phân bón qua lá, kích thích sinh trưởng).
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun phòng khi bệnh chớm xuất hiện: Beam 75 WP liều lượng 24 gam thuốc pha 24 lít nước phun 1 sào(500 m2); Katana 20SC liều lượng 24 ml thuốc pha 24 lít nước phun 1 sào; Filia 525SE, liều lượng 24-36 mlthuốc pha 16-24 lít nước phun cho 1 sào; Kasai-s 92 SC liều lượng 50ml thuốc pha 20 lít phun 1 sào;.
2. Biện pháp trừ: Dùng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Katana 20SC liều lượng 24ml thuốc pha 24 lít nước phun 1 sào; Fujione 40WP liều lượng 50 gam thuốc pha 24 lít nước phun cho 1 sào; Ninja 35SE, liều lượng 50ml pha 20 lít nước phun 1 sào; Vista 72.5WP liều lượng 24-36 gam thuốc pha 20-30 lít nước phun 1 sào.
3. Chi cục Bảo vệ thực vật yêu cầu trưởng Trạm BVTV các huyện, thị xã triển khai các giải pháp sau:
- Tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc diện tích bị nhiễm bệnh đạo ôn trên địa bàn huyện.Phân công cán bộ kỹ thuật đứng chân chỉ đạo địa bàn từng xã, HTX.Kết hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT (phòng kinh tế) các huyện, thành phố, thị xã làm tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thông báo, chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả. Chú ý các giống nhiễm BC 15, 13/2, Q 5, ĐV 108 ...
- Tập trung chỉ đạo sử dụng thuốc BVTV phòng trừ bệnh đạo ôn như thông báo hướng dẫn của Chi cục.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc buôn bán, lưu thông, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn. Chỉ đạo các đại lý bán thuốc BVTV theo đúng chủ trương chỉ đạo của Chi cục bảo vệ thực vật.
II. Các đối tượng gây hại khác:
1.Chuột : Vẫn là đối tượng tiếp tục phát sinh gây hạiphổ biến trên diện rộng và nặng ở nhiều địa phương .
2.Sâu đục thân: Bướm ra rộđến 20/01/2013 .Sâu non nở từ 17-25/01/2013 , chú ý lúa trỗ sớm sẽ bị bông bạc cục bộ (Hoài Nhơn , Phù Cát , Phù Mỹ...).
3.Sâu cuốn lá nhỏ: Chuyển tuổi phát dục trên các trà lúa, bướm ra từ 25/01/2013 kéo dài đến 10/2
4.Rầy nâu, rầy lưng trắng : Rầy non tiếp tục nở đến 20/1, mật độ cao cục bộ trên các giống nhiễm giai đoạn đứng cái đòng.
5.Bệnh bạc lá phát sinh gây hại cục bộ, bệnh vàng lá phát sinh phổ biến trên lúa cuối đẻ nhánh – đòng .
6.Sâu năn : Muỗi năn ra đến 25/1, sâu non hại cục bộ lúa 2 vụ muộn .
Cây trồng cạn :
· Cây lạc : Bệnh héo xanh gây hại lạc giai đoan ra hoa, bệnh chết ẻo cây con tiêp tục phát sinh gây hại ở nhiều địa phương . Cây ngô : Các loại sâu ăn lá như sâu khoang, sâu keo tiếp tục gây hại rải rác hoặc cục bộ .
· Cây điều : Bệnh thán thư gây hại lá điều non
* BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
- Đối với chuột:
- Biện pháp thủ công: Dùng đèn soi bắt chuột lúc chập tối đến 22h hoặc 1-4h sáng.
- Biện pháp cơ lý:Dùng các loại bẫy (có nhử mồi) để diệt chuột như: bẫy sập, bẫy đập; bầy kẹp; bẫy lồng; bẫy bán nguyệt… mồi cũng thay đổi theo thời gian phát dục của chuột, cụ thể: lúa gieo sạ được 5- 25 ngày, dùng mồi lúa mầm; lúa trên 30 ngày, dùng mồi cua sống hoặc mồi đậu phụng. Bẫy mồi được đặt ngay trong ruộng nơi bị chuột cắn phá hoặc trên đường đi của chuột.
- Dùng thuốc hóa học: Sử dụng thuốc Klerat 0,05%, Storm 0,005%, Cat 2.5 WP, Rat K 2%D trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm… Đặt bả nơi gần hang hoặc trên đường đi của chuột.
*. ĐỀ NGHỊ:
- Các trạm BVTV tăng cường công tác điều tra giám sát đồng ruộng , thông báo hướng dẫn bà con nông dân diệt chuột , bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ … trên các trà lúa kịp thời hiệu quả.
- Ngoài ra còn chú ý các đối tượng sâu bệnh khác , kiểm tra cụ thể đến ngưỡng phải phòng trừ thì chỉ đạo phòng trừ nhưng thực hiện theo chương trình 3 giảm 3 tăng.
- Kết hợp phòng nông nghiệp (kinh tế) tham mưu UBND huyện , thị xã chỉ đạo UBND các xã , phương, thị trấn triển khai phong trào diệt chuột bằng nhiều biện pháp theo hướng dẫn của chi cục BVTV./.
Tác giả bài viết: CCBVTV
Ý kiến bạn đọc