Thực hiện Công điện số 04/CĐ-BNN-TY ngày 05/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và Công điện số 05/ CĐ-BNN-TY ngày 20/02/2013 về tăng cường công tác phòng chống bệnh tai xanh ở heo; chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, UBND tỉnh Bình Định có Văn bản số 600/UBND-KTN ngày 27/02/2013 về việc tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm và dịch tai xanh ở heo trên địa bàn tỉnh, trong đó Chủ tịch UBND yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
1.Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyềntrên Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, nhất là các Đài Truyền thanh cấp xã về mối nguy hại và nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở heo trên địa bàn; tích cực vận động và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn sinh học; phát hiện và báo ngay các trường hợp ở gia cầm, ở heo có biểu hiện bất thường cho cơ quan thú y, chính quyền cơ sở để được phối hợp xử lý kịp thời và không được giấu bệnh, giấu dịch, bán chạy gia cầm, heo mắc bệnh; tuyệt đối không ăn tiết canh, không ăn thịt heo, thịt gia cầm mắc bệnh, chết.
2.Tăng cường thực hiện Văn bản số 461/UBND-KTN ngày 05/02/2013 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng vaccine động vật năm 2013 và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và các văn bản hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
3.Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT:
-Phối hợp với Sở Tài chính mua vaccine Tai xanh ở Heo, phục vụ kịp thời công tác tiêm phòng và kinh phí hoạt động phối hợp tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông, nhằm ngăn chặn dịch bệnh heo tai xanh từ địa bàn ngoài tỉnh, cho đến khi tình hình dịch ổn định.
-Chỉ đạo tăng cường hoạt động của Tổ cơ động chống dịch của ngành, đảm bảo sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra.
-Thành lập các Tổ công tác, phân công phục trách địa bàn, chủ động kiểm tra công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh tại các địa phương; theo dõi, kiểm tra và báo cáo ngay cho UBND tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật để được chỉ đạo kịp thời.
-Chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh:
+Xây dựng nội dung tuyên truyền về biện pháp an toàn sinh học phòng chống dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, tai xanh ở heo, kế hoạch tiêm phòng và địa chỉ khai báo dịch bệnh, gửi cho Trạm Thú y, Đài Truyền thanh cấp huyện, xã để tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tự giác thực hiện.
+Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vaccine phục vụ công tác tiêm phòng đợt I/2013. Phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật đứng chân địa bàn để kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ xử lý kỹ thuật trong thời gian triển khai tiêm phòng. Chủ động sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra.
+Phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường hoạt động kiểm tra phúc kiểm tại các chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, nhất là chốt kiểm dịch động vật Bình Đê; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
+Chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương rà soát tổng số heo nái sinh sản và đực giống trong diện tiêm phòng đến từng thôn, đảm bảo tiêm phòng đầy đủ vaccine tai xanh. Đồng thời chủ động chuẩn bị cơ số thuốc, hướng dẫn chữa trị phản ứng, kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi khi xảy ra.
4.Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phó có trách nhiệm:
-Kiện toàn BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp và tổ chức triển khai tiêm phòng vaccine LMLM gia súc, tai xanh và dịch tả heo đợt I/2013 (bắt đầu từ ngày 01/3/2013), đảm bảo đạt tỷ lệ theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và kết quả tiêm phòng.
-Thành lạp các Tổ công tác liên ngành, tiến hành kiểm tra công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm tra hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và các chợ thuộc địa bàn.
-Cân đối nguồn kinh phí dự phòng, hỗ trọ kịp thời cho các địa phương, đơn vị liên quan hoặc hướng dẫn sử dụng nguồn chi, phục vụ công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh. Đối với 3 huyện miền Núi (An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh), giao UBND các huyện chi từ nguồn kinh phí 30 a của Chính phủ để hỗ trợ tiền công tiêm phòng vaccine phòng bệnh Tai xanh ở heo.
-Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
+Tham mưu cho cấp ủy để chỉ đạo các hội đoàn thể thuộc địa bàn, tích cực vận động hội viên, đoàn viên của mình chấp hành thực hiện tiêm phòng theo kế hoạch của địa phương và tham gia phối hợp với Tổ tiêm phòng để tuyên truyền, giải quyết các trường hợp phát sinh trong tiêm phòng.
+Giao trách nhiệm cho Thú y xã, thôn và Trưởng thôn theo dõi, giám sát dịch bệnh thuộc địa bàn. Phát hiện và báo cáo nhanh các trường hợp nghi dịch bệnh cho Trạm Thú y hoặc số điện thoại nóng (0563501324) để xác định dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể hóa kế hoạch tiêm phòng và thông báo thường xuyên trên Đài Truyền thanh để người chăn nuôi chủ động giữ gia súc tại nhà, thuận lợi cho công tác tiêm phòng.
+Thực hiện cam kết với các chủ rửa xe, đổ nước dọc các tuyến Quốc lộ thuộc địa bàn chấp hành không rửa, tắm heo cho tất cả các phương tiện vận chuyển heo từ các tỉnh phía Bắc vào trong thời gian đang xảy ra dịch bệnh.
+Tổ chức tốt công tác tiêm phòng năm 2013, đảm bảo đúng tiến độ và hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo xử lý các trường hợp hộ chăn nuôi cố tình chống đối, không chấp hành tiêm phòng, làm ảnh hưởng đến công tác tiêm phòng tại địa phương.
5.Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNTrà soát kinh phí, phân bổ kịp thời cho ngành nông nghiệp để mua vaccine, phục vụ cho công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đề ra.
UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung văn bản này./.
Tác giả bài viết: UBND tỉnh
Ý kiến bạn đọc