Năm 2012, mùa mưa diễn biến rất bất thường, lượng mưa cả mùa đạt thấp hơn trung bình nhiều năm. Đến hết mùa mưa, các hồ thủy lợi toàn tỉnh chỉ tích nước được khoảng 40% dung tích thiết kế, một số hồ thủy lợi nhỏ do các địa phương quản lý lượng nước tích được không đáng kể. Tình hình thiếu nước tưới cục bộ ở cuối vụ Đông Xuân đã xảy ra, khả năng thiếu nước nghiêm trọng ở vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2013. Vì vậy, để hạn chế tác đông bất lợi do khả năng thiếu nước tưới xảy ra,làm ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt năm 2013;trong chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013 đã tập trung triển khai đồng bộcác giải pháp nhằm chủ động ứng phó với tình hình khô hạn, trên cơ sở điều chỉnh lịch thời vụ gieo sạ lúa Đông Xuân sớm hơn từ 5-7 ngày so với các năm trước, tăng cường đầu tư thâm canh cùng với thực hiện tưới tiết kiệm, luân phiên để đạt năng suất caonhấttrong vụ Đông Xuân, bù đắp sản lượng thiếu hụt có khả năng xảy ra khi diện tích gieo trồng ở vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2013 giảm do thiếu nước tưới.
Vụ Đông Xuân 2012-2013, toàn tỉnh gieo sạ 45.712 ha lúa, trong đó chân 2 vụ là 25.211 ha (có 4.289 ha lúa lai), chân 3 vụ 20.049 ha, diện tích sản xuất lúa giống là 1.830 ha; tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận là trên 98%; năng suất lúa bình quân ước đạt 63 tạ/ha. Nhìn chung nhờ thực hiện dự tính, dự báo kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của ngành nông nghiệp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, chính quyền cơ sở trong chỉ đạo, hướng dẫn việc phòng trừ rầy, bệnh đạo ôn nên đã hạn chế được ảnh hưởng bất lợi của sâu bệnh, bảo vệ được năng suất lúa vụ Đông Xuân 2012-2013. Lúa vụ Đông Xuân được cấp đủ nước tưới: Lúa chân 3 vụ cần tưới 1 đợt, chân ruộng 2 vụ cần tưới 2 đợt là kết thúc. Trong vụ Đông Xuân có 30 ha lúa bị chết và khoảng 332 ha bị thiếu nước cục bộ ở khu tưới các hồ chứa nhỏ huyện Phù Mỹ, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.
Đối với cây trồng cạn, thời tiết vụ Đông Xuân thuận lợi, mưa rải rác, nắng ấm, nên diện tích cây trồng cạn: ngô, lạc, rau đậu các loại sinh trưởng, phát triển tốt. Các huyện Phù Cát, Phù Mỹ có diện tích chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa ở vụ Đông Xuân khá cao nhất là lạc và ớt, hiện nay cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, một số diện tích đã cho thu hoạch đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế tăng hơn nhiều lần so với trồng lúa.
Trong vụ Đông Xuân ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp tổ chức thực hiện 52 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa với diện tích ha và nông dân tham gia. Ngoài ra còn thực hiện 2 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lạc thâm canh và 4 cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu.
Từ nay đến cuối vụ, ngành nông nghiệp cần tập trungchỉ đạo phòng trừ chuột, sâu bệnh hại để bảo vệ tốt nhất kết quả sản xuất nhất là trên chân 2 vụ/năm; đối với một số diện tích lúa Đông Xuân sạ muộn, chân cao, xa nguồn nước có khả năng bị thiếu 1 – 2 lứa nước vào cuối vụ cần khai thác nguồn các nguồn nước để bổ sung, hạn chế tối đa thiệt hại; chú trọng công tác sản xuất và cung ứng giống cây trồng cho vụ Hè Thu, nhất là giống cây trồng cạn trong điều kiện chuyển đổi do thiếu nước tưới; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, đúc kết kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch triển khai ở vụ Hè Thu 2013.
Bước sang vụ Hè Thu 2013, theo kế hoạch, toàn tỉnh gieo sạ 42.941 ha lúa, trước tình hình thiếu nước tưới, ngành nông nghiệp chủ động điều chỉnhthời vụ gieo sạ lúa vụ Thu 2013 để tranh thủ nguồn nước tưới gieo sạ lúa đạt diện tích kế hoạch, hạn chế thiếu nước cuối vụ;tập trung thâm canh, chăm sóc để đạt năng suất cao nhất trên diện tích đảm bảo nước tưới. Kiên quyết không để tự phát gieo sạ lúa ở những khu vực không bảo đảm nước tưới; khoanh vùng, mở rộng diện tích chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa, phù hợp với từng điều kiện cụ thể, nhằm tận dụng đất đai, tăng thu nhập cho hộ nông dân, hạn chế tối đa việc bỏ đất trống không gieo trồng.Trên cơ sở nguồn nước hiện tại, tính toán lượng nước tiêu hao cần tưới đến kết thúc vụ Đông Xuân với giả định lượng nước mưa bổ sung trong vụ Hè Thu bằng 50% lượng mưa TBNN cùng kỳ thì kết quả tính toán khả năng đảm bảo tưới được trong vụ Hè Thu trên địa bàn tỉnh là 32.510/50.116ha, đạt 65 % diện tích kế hoạch gieo trồng.
Ngành Nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cấp ngành, địa phương, theo dõi sát diễn biến khí hậu thời tiết, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản trong điều kiện nắng hạn để có giải pháp chỉ đạo phù hợp, hạn chế thiệt hại; đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Hữu Lộc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tinh
đã đánh giá cao kết quả ngành Nông nghiệp đạt được trong vụ Đông Xuân 2012-2013 và cả năm 2012, để triển khai nhiệm vụ năm 2013 và trước mắt là vụ sản xuất Hè Thu 2013, đồng chí nhấn mạnh:
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp
|
-Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo chống hạn cho vụ Đông Xuân 2012-2013 và vụ Hè Thu 2013; đồng thời thống kế diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán để có báo cáo cho Chính phủ hỗ trợ kịp thời, cũng như việc phân bổ kinh phí hỗ trợ của trung ương cho công tác chống hạn đúng mục đích.
-Tập trung rà soát chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Hè Thu 2013 hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước tưới.
-Thống nhất với các địa phương và kiên quyết trong việc thực hiện cơ cấu giống, lịch thời vụ của tỉnh, đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
-Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương tiến hành khoanh vùng sản xuất tưới, chỉ nên sản xuất lúa tại những vùng đảm bảo nguồn nước, những nơi không đảm bảo nguồn nước cần thông báo cho chính quyền và nhân dân chuyển đổi sang các loại cây trồng cạn.
-Đối với cây Mía: Tập trung quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía, khảo nghiệm các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động có hiệu quả.
-Đối với cây Mì: Tiếp tục khảo nghiệm một số giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương; hướng dẫn nông dân trồng sắn rải vụ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động hết công suất, liên tục trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế.
-Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát diện tích đảm bảo để sản xuất lúa lai đạt hiệu quả; hỗ trợ kinh phí thu mua đuôi chuột và hướng dẫn bà con nông dân tham gia diệt chuột hạn chế thấp nhất thiệt hại xáy ra.
-.Tăng cường công tác tiêm phòng vaccine cho đông vật, đặc biệt là dịch bệnh heo tai xanh.
-Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy hải sản và nâng cao chất lượng khai thác cá ngừ đại dương;
-Tiếp tục tăng cường công tác quản lý các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các địa phương, nhằm khai thác có hiệu quả để cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn;
-Về lâm nghiệp: Tiếp tục triển khai tốt công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phan Trong Hổ-Giám đốc Sở đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo và sẽ chỉ đạo cho các đơn vị trong ngành và phối hợp với các nagnfh liên quan triển khai thực hiện các nội dung trên trong thời gian đến./.
Tác giả bài viết: BBT
Ý kiến bạn đọc