Không trồng bù rừng thay thế bị phạt đến 500 triệu đồng

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 354 0
Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chính thức có hiệu lực thi hành từ hôm nay (25/12).
Không trồng bù rừng thay thế bị phạt đến 500 triệu đồng
 
Theo quy định mới, cá nhân vi phạm quy định về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tiền đến 500 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp đôi cá nhân - Ảnh minh họa

Do yêu cầu phát triển, trong những năm qua, Nhà nước đã cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như xây dựng các công trình thủy điện, giao thông, thủy lợi, khai thác khoáng sản... diện tích rừng chuyển đổi này khá lớn. Theo các quy định hiện hành, phải trồng bù rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, thống kê sơ bộ cho thấy đến năm 2013, việc trồng bù rừng đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 3,7% diện tích rừng chuyển đổi và đến nay chưa có chế tài xử phạt những vi phạm này.

Để đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, cũng như đảm bảo cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về trồng bù rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã quy định chế tài xử phạt. Theo đó, cá nhân vi phạm quy định về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tiền đến 500 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp đôi cá nhân.

Trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê đất để trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư 100% nhưng thực hiện trồng rừng không đúng quy định của Nhà nước cũng bị xử phạt tối đa đến 100 triệu đồng.

Có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự

Nghị định 157/2013/NĐ-CP cũng có nhiều điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bộ luật hình sự và Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng đốt than đang xảy ra ở nhiều nơi; quy định xử phạt các trường hợp vi phạm đối với sản phẩm chế biến từ gỗ có nguồn gốc không hợp pháp nhằm đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc gỗ trong hoạt động kinh doanh lâm sản, phù hợp hội nhập quốc tế về quản trị rừng, lâm sản.

Đối với hành vi phá rừng trái pháp luật, hành vi vi phạm trong khai thác gỗ ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Nghị định cũng đã có sự điều chỉnh mức phạt. Tùy theo khối lượng gỗ khai thác trái phép mà mức phạt tiền có thể lên đến 200 triệu đồng, nếu gây thiệt hại lớn hơn thì sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, như buộc bồi thường thiệt hại, nộp lại thu lợi bất chính... do vi phạm mà có.

Đánh bắt động vật thủy sinh trong rừng cũng bị xử phạt

Trong các năm qua, việc đánh bắt nhiều loài động vật thủy sinh trong rừng (có trường hợp dùng mìn, xung điện); khai thác gỗ rừng trồng, rừng ngập mặn không đủ kích thước về đường kính; hay hành vi xâm phạm rừng quy hoạch đưa ra khỏi ba loại rừng... đã xảy ra nhiều trong thực tế, nhưng lại chưa có quy định xử phạt cụ thể.

Để giải quyết những vướng mắc nảy sinh như đã nêu trên và bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động thực thi pháp luật trong bảo vệ rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại động vật rừng là các loài thủy sinh tại các khe suối, ao, hồ trong rừng; khai thác trái phép gỗ rừng trồng có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 mét trở lên (các loại gỗ này thường chỉ có đường kính nhỏ); hành vi khai thác, phá rừng trái phép đối với rừng quy hoạch đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng, tận dụng lâm sản.

Vận chuyển lâm sản trái phép, phạt cả chủ phương tiện và người lái

Đây cũng là một trong những nội dung mới được bổ sung trong Nghị định 157/2013/NĐ-CP. Theo quy định này, trường hợp cho thuê, cho mượn phương tiện hoặc giao, thuê người điều khiển phương tiện thì chủ sở hữu phương tiện (người quản lý phương tiện hợp pháp) và người điều khiển (người sử dụng) phương tiện phải có bản giao kết không sử dụng phương tiện để thực hiện vi phạm hành chính; bản giao kết có chứng thực của UBND cấp xã và phải xuất trình trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ.

Việc bổ sung quy định mới này xuất phát từ thực tế, chủ phương tiện thường giao cho người điều khiển là người lao động, người làm thuê, người thuê phương tiện sử dụng phương tiện vận chuyển (rất ít trường hợp chủ phương tiện trực tiếp điều khiển phương tiện của mình). Khi có vi phạm về vận chuyển lâm sản trái pháp luật, chủ phương tiện tìm cách lẩn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người điều khiển phương tiện để không bị xử phạt, không bị tịch thu phương tiện, mặc dù chủ phương tiện là người chủ mưu, có lỗi trong hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Với chế tài nêu trên, trường hợp vi phạm liên quan đến chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện nếu không có bản giao kết, xuất trình theo quy định sẽ bị xử phạt đối với chủ phương tiện và người điều khiển (sử dụng) phương tiện.

Thêm chức danh được phép xử phạt

Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã sửa đổi các quy định về thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc cơ quan Kiểm lâm; UBND các cấp. Theo đó, thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh đã được cụ thể hóa và tăng thẩm quyền xử phạt của các chức danh.

Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung quy định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường theo lĩnh vực quản lý.

Vi phạm quy định về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, tính đa dạng sinh học; ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực tế mà chúng ta đã chứng kiến vừa qua, mất rừng đã dẫn đến khô hạn, nhiệt độ tăng cao, lũ lụt ngập úng, sạt lở đất...

Thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng nói chung, xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nói riêng sẽ có tác dụng ngăn chặn vi phạm, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Góp phần bảo vệ an toàn cho môi trường sống của con người.

Tác giả bài viết: chinhphu.vn

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:10

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 13 | lượt tải:7

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 13 | lượt tải:6

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:8

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 19 | lượt tải:6
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay2,719
  • Tháng hiện tại64,359
  • Tổng lượt truy cập2,916,463
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây