Lo ngại tình trạng đất nông nghiệp để hoang hóa

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 179 0
(ĐCSVN) – Nhất trí việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, song nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng nhiều hộ nông dân được giao đất nhưng không mặn mà sản xuất nông nghiệp, bỏ hoang hóa gây lãng phí nguồn lực đất đai.
 Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Chiều 25/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Làm giảm áp lực, giảm động lực sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

Thảo luận về nội dung này, từ đầu cầu Hải Phòng, đại biểu Mai Hồng Hải bày tỏ đồng tình với việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Song đại biểu băn khoăn về cách thức ra chính sách là ban hành nghị quyết để sửa luật hay ban hành luật sửa đổi?.

Theo đại biểu, chính sách gốc cần sửa ở đây là Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993. “Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có lẽ là một trong những luật có hiệu lực lâu nhất mà chưa được bổ sung, sửa đổi vào luật. Đây cũng là ví dụ điển hình về việc Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi nhiều nhất trong một luật, ít nhất là 6 lần” - đại biểu phát biểu.

Mặt khác, đại biểu Mai Hồng Hải cho rằng, đến nay, nội hàm của luật này không còn đáng bao nhiêu. Cụ thể, về đối tượng, phạm vi nộp thuế thì đã được sửa đổi, thu hẹp theo 6 nghị quyết của Quốc hội; cách phân loại đất nông nghiệp đã không thống nhất với luật đất đai hiện hành...

Điều đáng quan tâm hơn nữa là để được miễn thì người nộp thuế phải làm thủ tục kê khai, lập hồ sơ theo đúng quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và sau này là Luật quản lý thuế để trình cấp có thâm quyền ra quyết định miễn. “Tiếp xúc cử tri thì cử tri phản ánh phải làm thủ tục, hồ sơ miễn rất phiền hà nhưng chỉ được miễn hơn 50 nghìn đồng, cử tri muốn nộp ngay cho đỡ mất công nhưng không được vì luật đã định” - đại biểu cho biết.

Vì vậy, đại biểu cho rằng nên chăng sửa đổi theo hướng không thu hay không miễn, hoặc điều chỉnh thu hẹp đối tượng chịu thuế.

Đại biểu cũng đề nghị tổng kiểm kê và hoàn thiện hồ sơ địa chính đất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc để phục vụ quản lý trước mắt và lâu dài.

Nhất trí với Tờ trình và báo cáo thẩm tra, song đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) phân tích thêm mặt trái của chính sách để có cái nhìn toàn diện, phát huy tốt hơn chính sách trong thời gian tới. Đó là việc không phải chịu chi phí thuế sử dụng đất nông nghiệp đã làm giảm áp lực, giảm động lực sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả.

“Hiện nay, đất nông nghiệp nhiều nơi bị chia nhỏ, sử dụng manh mún. Việc tổ chức sản xuất quy mô hộ gia đình hiệu quả thấp, nhiều hộ nông dân được giao đất nhưng không mặn mà sản xuất nông nghiệp, thậm chí không có nhu cầu, bỏ hoang hóa mà không phải chịu trách nhiệm, cũng không phải chịu thiệt hại gì về kinh tế” - đại biểu nêu thực trạng.

Nhấn mạnh đất nông nghiệp không được sử dụng hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải khắc phục tình trạng trên. Đồng thời đề nghị nhà nước, Chính phủ cần quan tâm đầu tư thỏa đáng hơn nữa cho khu vực này, nhất là về hạ tầng.

Kéo dài chính sách sẽ làm mất đi chức năng của thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Đồng tình với việc tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp có tác dụng hỗ trợ cho người nông dân nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, song đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết, ông băn khoăn về khả năng nếu kéo dài chính sách này sẽ làm mất đi chức năng của thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Theo đại biểu, thuế sử dụng đất nông nghiệp có 3 chức năng rất cơ bản, bao gồm: Điều chỉnh hành vi sử dụng đất, theo đó chỉ những người sử dụng đất có hiệu quả mới chiếm hữu đất còn những người sử dụng đất không có hiệu quả sẽ phải bỏ đất ra; chức năng phân phối lại, tức việc những người sử dụng đất đai nhiều để tạo ra nguồn lực thì phải đóng 1 phần thu nhập đó phân phối lại cho những người không sử dụng đất, từ đó khuyến khích những người không sử dụng đất trả lại đất; và chức năng tạo nguồn thu cho ngân sách.

Dẫn lại đánh giá tác động cho biết, phần miễn thuế làm giảm đi chưa đến 10.000 tỉ đồng, không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhưng đại biểu cho rằng, phần này không thể thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng như hỗ trợ đời sống của người nông dân. “Bởi với chưa đến 10.000 tỉ đồng chia đều cho khoảng 11.000 hộ nông dân, tức mỗi hộ nông dân được miễn giảm chưa đến 1 triệu đồng/năm nên không thể có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sản xuất” - đại biểu nói.

Theo đại biểu, đây là sự bình quân hóa, chức năng phân phối lại nguồn đất của người sử dụng đất không được thực hiện, kéo theo việc không thực hiện được chức năng điều tiết hành vi sử dụng đất, vì hiện nay sử dụng đất không nộp thuế nên nhiều người không sử dụng cũng vẫn nhận đất, thúc đẩy thêm tình trạng bỏ hoang đất.

Từ một số phân tích thêm, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng chính sách miễn giảm thuế đã kéo dài hơn 20 năm, cho đến nay có lẽ không còn có hiệu quả nữa và kiến nghị cần nhanh chóng có chính sách mới để thu thuế đất nông nghiệp.

Giải trình tại phiên họp Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bỏ đất nông nghiệp hoang hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xử lý đất hoang hóa phải theo Luật đất đai.

Bộ trưởng cũng cho biết, Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm tiếp theo là phù hợp với khoản 2, Điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, Chính phủ đã giao tổng kết, đánh giá tổng thể chính sách thu liên quan đến đất đai, trong đó có chính sách liên quan đến thuế đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, trong thời gian qua và hiện nay, Bộ cũng đang triển khai tổng kết, đánh giá tất cả các luật liên quan đến thuế, để chuẩn bị trình Quốc hội trong thời gian tới hệ thống luật mới về thuế đảm bảo phù hợp phát triển trong tình hình mới. Trong đó, có đề xuất luật mới là Luật Thuế Tài sản, trong đó đề xuất đưa đất nông nghiệp vào đối tượng để tính toán./.

Tác giả bài viết: Tú Giang

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 48 | lượt tải:24

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 43 | lượt tải:15

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 47 | lượt tải:16

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 40 | lượt tải:17

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:20
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay2,590
  • Tháng hiện tại65,033
  • Tổng lượt truy cập3,077,399
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây