a.Về mục tiêu:Chuyển giao các giải pháp TBKHKT cho nông dân thực hiện đồng bộ trên diện tích lớn, tập trung; nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động đến môi trường và hướng đến sản xuất hàng hóa các sản phẩm chủ lực: lúa, ngô, lạc, rau, mía, trước hết là lúa, mía và rau.
Diện tích xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ Đông xuân 2012-2013 từ 2.300ha trở lên.
b.Tiêu chí xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” của tỉnh:
-Thuộc diện tích quy hoạch vùng sản xuất cây trồng cụ thể, đảm bảo các điều kiện thâm canh, phù hợp với quy hoạch chung. Ưu tiên những vùng được chọn xây dựng cánh đồng mẫu lớn thuộc những xã được quy hoạch để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.
-Người dân tự nguyện tham gia sản xuất với sự quản lý chung của HTXNN. HTXNN tổ chức làm dịch vụ và đại diện cho các hộ tham gia mô hình ký hợp đồng tiếp nhận vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng cây trồng, …), hoạch tham gia thực hiện một số khâu dịch vụ sản xuất khác như; thủy nông, làm đất, thu hoạch, cung ứng vật tư nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, chuột… hại cây trồng.
-Đối với cây lúa, ngô, lạc, mía phải có quy mô ít nhất từ 30ha trở lên (đối với các huyện miền núi, quy mô diện tích từ 10ha trở lên).
-Có doanh nghiệp tham gia phối hợp xây dựng mô hình: Hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm (sản xuất giống, lúa chất lượng cao, lúa lai các loại…) hoăc tham gia hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vật tư nông nghiệp. ưu tiên hỗ trợ sản xuất các giống lúa mới, ứng dụng các sản phẩm sinh học, công nghẹ cao.
-Tổng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích phải đạt hiệu quả kinh tế cao hơn ngoài mô hình.
c.Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện:
-Sở Nông nghiệp và PTNT:
+Kiểm tra vùng được chọn để xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, xác định quy mô, địa điểm, phương thức triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng.
+Hướng dẫn xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất phù hợp với từng địa phương.
+Phân công cán bộ kỹ thuật đứng chân địa bàn phối hợp, hỗ trợ cán bộ cơ sở chỉ đạo về mặt chuyên môn, kỹ thuật đảm bảo thực hiện đúng quy trình.
+Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp địa phương tổ chức tập huấn, hội thảo.
+Liên hệ, giới thiệu các doanh nghiệp để phối hợp các địa phương trong xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn.
-UBND các huyện, thị xã, thành phố:
+Thành lập BCĐ thực hiện cánh đồng mẫu lớn của địa phương.
+Phối hợp với ngành Nông nghiệp lựa chọn xác định quy mô, địa điểm, phương thức triển khai cánh đồng mẫu lớn phù hợp với điều kiện cụ thể.
+Chỉ đọa UBND xã, phường, thị trấn có thực hiện cánh đồng mẫu lớn huy động nguồn lực cán bộ từ HTXNN, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để vận động nông dân trong mô hình thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn.
+Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp/kinh tế chủ trì triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ, hướng dẫn các HTXNN phối hợp các doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn.
+Phân công cán bộ kỹ thuật (của Phòng Nông nghiệp/kinh tế, trạm Khuyến Nông, BVTV huyện, khuyến nông viên cấp xã…) đứng chân tại các mô hình cánh đồng mẫu lớn, chịu trách nhiệm trực tiếp chuyển giao, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thâm canh, sản xuất, phòng trừ sâu bệnh.
+Phối hợp với ngành Nông nghiệp tổ chức tập huấn, hội thảo.
+Tổng kết đánh giá và đề xuất định hướng phát triển hàng vụ, hàng năm.
-Các doanh nghiệp:
+Khi tham gia xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trên các loại cây trồng, các doanh nghiệp phải ký hợp đồng với đơn vị đại diện tham gia mô hình tại địa phương sở tại (như HTXNN, một số địa phương không còn HTXNN thì ký hợp đồng với UBND xã sở tại); có trách nhiệm tham gia phối hợp thực hiện tập huấn kỹ thuật đầu vụ và hội thảo cuối vụ ở các mô hình cánh đồng mẫu lớn có đầu tư của doanh nghiệp.
+Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp vói casnbooj của tỉnh, huyện đứng chân ở các cánh đồng mẫu lớn để tập trung hướng dẫn, vận động nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
+Nếu doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn với phương thức: Cho vay (mượn) sản phẩm vật tư nông nghiệp đầu vụ và bao tiêu sản phẩm đàu ra… thì phải có ký kết hợp đồng với nông dân (thông qua đầu mối đại diện hộ nông dân là HTXNN/UBND xã sở tại).
+Nếu doanh nghiệp hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp (trợ giá giống thuốc BVTV, phân bón….) thì phải phù hợp với định hướng chỉ đạo của ngành nông nghiệp và UBND các địa phương cấp huyện.
c.Đối với cây mía: Các địa phương xây dựng kế hoạch cánh đồng mẫu lớn đối với cây mía, yêu cầu Công ty Cổ phần Đường Bình Định chủ trì, làm đầu mối phối hợp với ngành Nông nghiệp và UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía, tập trung các giải phapr: Sử dụng giống mía mới, áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh và cơ giới hóa. Công ty cần phổ biến chính sách cụ thể của công ty đang áp dụng, đồng thời thông qua chính sách, công ty ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân tham gia mô hình./.(BBT)
Tác giả bài viết: Theo UBND tỉnh
Ý kiến bạn đọc