SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VACCINE PHÒNG BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2013

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 265 755
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành kế hoạch số 272/KH-SNN-CN ngày 31/01/2013 về tiêm phòng vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm năm 2013; Nội dung cụ thể như sau:
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VACCINE PHÒNG BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2013

 

1- MỤC TIÊU.

Tiếp tục duy trì khống chế, từng bước tiến tới thanh toán bệnh LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định và duy trì mức kháng thể kháng virus dịch tả bảo hộ trên đàn heo, đảm bảo phòng bệnh dịch tả, giảm thiệt hại khi xảy ra bệnh tai xanh. Đồng thời, tăng cường công tác tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, tai xanh ở heo, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, góp phần bảo vệ và phát triển chăn nuôi bền vững.

2- KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VACCINE GIA SÚC.

2.1- Tiêm phòng vaccine LMLM gia súc.

- Thời gian tiêm phòng:

+ Đợt I: Từ ngày 01/03/2013 đến ngày 30/03/2013

+ Đợt II: Từ ngày 01/8/2013 đến ngày 30/8/2013

- Tỷ lệ tiêm phòng trâu, bò đạt từ 85% tổng đàn trở lên (không có thôn, làng đạt tỷ lệ tiêm phòng dưới 80%).

- Đối với tiêm phòng vaccine LMLM heo cho các đối tượng nái sinh sản và đực giống trong diện tiêm, thời gian tiêm phòng được triển khai đồng thời với tiêm phòng vaccine LMLM trâu, bò.

- Triển khai tiêm phòng đồng loạt, dứt điểm từng thôn, đến xã, đảm bảo đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch đề ra, tránh tình trạng dàn trải, kéo dài.

2.2- Tiêm phòng vaccine Dịch tả heo.

- Thời gian tiêm phòng:

+ Đợt I: Từ ngày 01/4/2013 đến ngày 01/5/2013

+ Đợt II: Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 30/9/2013

- Tỷ lệ tiêm phòng heo phấn đấu đạt 80% tổng đàn. Trong đó, tỷ lệ tiêm phòng heo tại các trang trại đạt 100%. Đồng thời với tiêm phòng dịch tả, triển khai tiêm phòng vaccine Tụ huyết trùng, Phó thương hàn cho đàn heo, góp phần giảm thiệt hại do bệnh tai xanh. Khuyến khích các địa phương tổ chức tiêm phòng đồng thời vaccine LMLM và Dịch tả, tuy nhiên, phải giám sát, quản lý chặc chẽ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tiêm phòng.

- Triển khai tiêm phòng đồng loạt, dứt điểm từng thôn, đến xã, đảm bảo đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch đề ra, tránh tình trạng dàn trải, kéo dài.

2.3- Nguồn vaccine sử dụng.

- Vaccine LMLM sử dụng tiêm phòng cho trâu, bò, heo là vaccine LMLM Type O, Subtype O 3039 hoặc O Manisa (theo hướng dẫn của Chi cục Thú y).

- Kinh phí sử dụng mua vaccine để tiêm phòng gia súc năm 2013 được thực hiện theo văn bản số 4324/UBND-TH ngày 07/11/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện các chương trình, dự án năm 2013. 

- Người chăn nuôi chi trả tiền công tiêm phòng. Đối với 03 huyện miền Núi (Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh): UBND các huyện chi từ nguồn kinh phí 30a của Chính phủ hỗ trợ để mua vaccine LMLM heo và hỗ trợ tiền công tiêm phòng vaccine LMLM trâu, bò, heo, Tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả heo. Nguồn vaccine LMLM trâu, bò và dịch tả heo do ngân sách tỉnh và Trung ương hỗ trợ.

2.4- Đối với phòng chống bệnh tai xanh ở heo và cúm gia cầm.

Đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường triển khai một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chăn nuôi an toàn sinh học và tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác; phối hợp cơ quan Thú y trong công tác phát hiện, báo cáo nhanh các trường hợp nghi cúm gia cầm hoặc tai xanh ở heo để phối hợp bao vây, xử lý kịp thời.

- Tăng cường triển khai các biện pháp giám sát dịch bệnh, quản lý chăn nuôi.  Thành lập các Tổ công tác kiểm tra hoạt động giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ và điểm giết mổ. Thực hiện cam kết chấp hành quy định phòng chống dịch cúm gia cầm giữa chủ giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm với Chính quyền địa phương.

3- CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ TỔ CHỨC TIÊM PHÒNG.

3.1- Công tác giám sát tiêm phòng.

-Các địa phương cần tổ chức các tổ giám sát tiêm phòng cấp huyện, xã nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động tiêm phòng và kết quả tiêm phòng. Các tổ tiêm phòng cử người thường trực khi có báo cáo về sự cố xảy ra sau tiêm phòng cần kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Chi cục Thú y tỉnh thành lập các tổ kiểm tra kết quả tiêm phòng và giám sát đột xuất hoạt động tiêm phòng tại các địa phương; thực hiện giám sát sau tiêm phòng, thu thập mẫu xét nghiệm nhằm đánh giá công tác tổ chức tiêm phòng tại địa phương và kiểm tra mức độ kháng thể, bảo hộ đàn gia súc.

3.2- Tổ chức tiêm phòng.

- Thời gian tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt I/2013: cấp huyện triển khai trước 25/02/2013; cấp xã triển khai, đảm bảo hoàn thành trước ngày 28/02/2013.

- Thành lập các Tổ tiêm phòng với có sự tham gia của Thú y, Ban nhân dân cấp thôn và hội đoàn thể để thực hiện và phát huy hiệu quả tiêm phòng.

- Tập trung chỉ đạo công tác tiêm phòng, nhất là các địa phương gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 để chủ động tuyên truyền, vận động tiêm phòng.

3.3- Kinh phí tiêm phòng.

- Kinh phí tổ chức tiêm phòng, thu tiền công tiêm phòng từ người chăn nuôi thực hiện theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài Chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y. Đối với các huyện miền núi, Phòng Nông nghiệp phối hợp trạm Thú y lập kế hoạch kinh phí tổ chức và tiền công tiêm phòng, đề nghị UBND huyện chi từ nguồn kinh phí 30a của Chính phủ. Trường hợp hỗ trợ gia súc rủi ro do tiêm phòng thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của UBND tỉnh Bình Định.

4- Tổ chức thực hiện.

4.1- Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm điều hành chung; thành lập các Đoàn công tác, phối hợp BCĐ các huyện, thành phố để đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tiêm phòng, giám sát dịch bệnh tại các địa phương. Đồng thời, dự trù kinh phí, nguồn đối ứng của tỉnh, của huyện để mua vaccine LMLM trâu, bò, heo, Dịch tả heo, đảm bảo đủ nhu cầu vaccine phục vụ tiêm phòng, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Tổng hợp, đánh giá công tác tiêm phòng để báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo và đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật năm 2013.

4.2- Đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố:

4.2.1- Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tiêm phòng vaccine LMLM gia súc và Dịch tả heo đợt I/2013 trước ngày 25/02/2013; Công tác tổ chức tiêm phòng được triển khai đồng loạt tại các địa phương; kiên quyết cưỡng chế tiêm phòng và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hộ chăn nuôi cố tình trốn tránh, không chấp hành tiêm phòng hoặc gây cản trở lực lượng tiêm phòng, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra.

4.2.2- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn các xã để kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo tiêm phòng và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

4.2.3- Thành lập các Tổ liên ngành và duy trì kiểm tra công tác tổ chức tiêm phòng tại các địa phương thuộc địa bàn phụ trách. Báo cáo kịp thời Trưởng ban chỉ đạo những địa phương thiếu quan tâm và tỷ lệ tiêm phòng thấp, không đảm bảo theo tiến độ để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

4.2.4- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

- Tham mưu Đảng uỷ chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tổ chức tốt công tác tiêm phòng đợt I/2013, đảm bảo tiến độ và đạt tỷ lệ theo quy định của UBND tỉnh.

- Tăng cường thời lượng tuyên truyền về kế hoạch tiêm phòng trên Đài truyền thanh địa phương, thông báo lịch tiêm phòng cụ thể đến thôn xóm, và phổ biến các quy định phòng, chống dịch bệnh động vật, chế độ hỗ trợ cho người dân biết. Nội dung tuyên truyền cụ thể, nhấn mạnh các vấn đề người dân quan tâm để chủ động hợp tác và thực hiện.

- Giao trách nhiệm giám sát dịch bệnh cho chính quyền cấp xã, trưởng thôn và thú y cơ sở để giám sát từng hộ chăn nuôi và hoạt động xuất nhập động vật, nuôi mới, tái đàn gia cầm, phát hiện sớm và báo cáo nhanh các ổ dịch mới xảy ra để được phối hợp, xử lý bao vây, dập tắt kịp thời.

- Thành lập Tổ cơ động xử lý, chữa trị phản ứng gia súc trong thời gian triển khai tiêm phòng (trực tại UBND xã) và có mặt kịp thời để hướng dẫn người chăn nuôi chữa trị. Trường hợp xảy ra gia súc, gia cầm chết, gia súc sẩy thai do tiêm phòng, cần sớm có chính sách hỗ trợ (không quá tuần) cho người chăn nuôi.

- Đối với các địa phương có trâu bò thả núi, cần chủ động kế hoạch phù hợp lịch mùa vụ địa phương và có biện pháp kiên quyết đưa trâu bò về tiêm phòng, đảm bảo đúng tiến độ và tỷ lệ theo quy định.

4.3- Giao Chi cục thú y tỉnh chuẩn bị đầy đủ vaccine, vật tư, hoá chất, dụng cụ…phục vụ tốt cho công tác tiêm phòng; Tổ chức tập huấn bổ sung về quy trình kỹ thuật tiêm phòng, xử lý gia súc, gia cầm phản ứng vaccine và cách sử dụng, bảo quản vắc xin cho lực lượng tham gia tiêm phòng.

- Chỉ đạo Trạm thú y các huyện, thành phố rà soát lại dụng cụ, vật tư, trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác tiêm phòng; báo cáo Chi cục Thú y để được bổ sung, cung ứng kịp thời. Tăng cương cường công tác quản lý vaccine trong quá trình tiêm phòng và hạn chế thấp nhất mức hao hụt vaccine.

- Tổ chức phát động ngày ra quân tiêm phòng đợt I/2013 vào ngày 01/03/2013 và tiêu độc sát trùng trên địa bàn tỉnh vào ngày 6/02/2013.

- Thành lập 2 tổ kiểm tra công tác tiêm phòng và duy trì hoạt động kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng tại các địa phương. Báo cáo ngay Sở các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng thấp, chậm tiến độ để được phối hợp tháo gỡ kịp thời.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền, tổ chức tọa đàm, họp dân để thông tin số  điên thoại nóng và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật và chấp hành tiêm phòng theo kế hoạch của địa phương.

- Duy trì chế độ báo cáo tiến độ tiêm phòng về Sở Nông nghiệp và PTNT trước 16 giờ vào thứ 5 hàng tuần để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan, các tổ chức, hội đoàn thể và UBND cấp xã tích cực vận động nhân dân thực hiện và tổ chức tốt công tác tiêm phòng vaccine phòng bệnh động vật năm 2013.”./.

Tác giả bài viết: Sở NN&PTNT

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:18

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:12

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:11

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:13

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 36 | lượt tải:14
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,805
  • Tháng hiện tại63,168
  • Tổng lượt truy cập2,993,855
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây