Những việc Nhà nông cần làm trước, trong và sau Tết Nguyên đáng 2013

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 288 373
Mùa mưa năm 2012 diễn biến rất bất thường, lượng mưa cả mùa thấp hơn trung bình nhiều năm rất nhiều. Do đó, đến cuối mùa mưa, các hồ thủy lợi của tỉnh chỉ tích được trung bình 40% dung tích thiết kế, một số hồ chứa nhỏ ở các địa phương đã cạn nước. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất trồng trọt vụ hè thu và cả năm 2013. Vì vậy, giải pháp chính để hạn chế tối đa tác động bất lợi của thời tiết đến sản xuất là giành thắng lợi ngay trong vụ đông xuân 2012 – 2013, trên cơ sở đầu tư thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên toàn bộ diện tích lúa và cây trồng cạn đã được khoanh vùng, xác định đảm bảo đủ nước tưới đến cuối vụ, để tăng năng suất, sản lượng bù vào thiếu hụt do giảm diện tích gieo sạ cả năm 2013.
Những việc Nhà nông cần làm trước, trong và sau Tết Nguyên đáng 2013

 

Tình hình diễn biến thời tiết ở đầu vụ đông xuân 2012 – 2013 có mưa rải rác, ẩm độ khá, thuận lợi cho việc gieo trồng, chăm sóc lúa và cây trồng cạn. Bà con nông dân đa số đã thực hiện tốt việc dịch chuyển lịch thời vụ gieo sạ lúa lên sớm 10 ngày so với các vụ trước để tranh thủ nguồn nước tưới, gieo sạ tập trung, đồng bộ. Đến nay, cây trồng vụ đông xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, trước, trong và sau Tết Âm lịch (từ 25 tháng Chạp đến mùng 10 tháng Giêng tức là từ ngày 05 - 19/2/2013) khả năng có những đợt rét lạnh diễn ra làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng nhất là cây lúa đang ở giai đoạn đòng trỗ, đồng thời điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, nhiều sương mù vào sáng sớm và chiều tối rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên diện rộng nhất là trên các giống lúa nhiễm, bón phân không cân đối, bón thừa đạm…Ngoài ra, vào đầu tháng 2/2013, rầy nâu rầy lưng trắng khả năng sẽ phát sinh gây hại nặng cục bộ ở một số địa phương…

 Để hạn chế những thiệt hại do điều kiện thời tiết, dịch bệnh gây ra, thời gian trước, trong và sau Tết, bên cạnh vui xuân, bà con nông dân đừng quên việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cây trồng đảm bảo giành thắng lợi vụ sản xuất đông xuân 2012 – 2013.

I/ ĐỐI VỚI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013

1. Chăm sóc

- Bón phân thúc đầy đủ, cân đối đạm, lân, kali theo đúng hướng dẫn kỹ thuật đối với từng giống. Không bón đạm đơn độc cho lúa. Bón đủ phân kali để tăng cường khả năng chống chịu điều kiện thời tiết lạnh. Thời điểm trước Tết cần chú ý đợt bón trước khi lúa trỗ 18 - 20 ngày trên diện tích sạ từ 10/12/2012. Phun bổ sung các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá ở các giai đoạn đòng và chuẩn bị trỗ.

- Những diện tích thực hiện không đúng quy trình, gieo sạ dày trên 8 kg/sào, lúa nảy mầm tốt, mật độ rất dày, do không gặp mưa lũ vào thời điểm gieo sạ: cần phải hạn chế lúa đẻ nhánh bằng các biện pháp như: Bón phân tập trung, không bón lai rai kéo dài, không bón nhiều đạm, điều chỉnh nước hợp lý: Sau sạ khoảng 1 tháng, rút nước phơi ruộng 5-7 ngày nhằm tăng cường lượng ôxy trong đất giúp hạn chế chồi vô hiệu, cây lúa cứng cáp, rễ ăn sâu, chống đổ ngã và hạn chế điều kiện phát triển các loại sâu bệnh như rầy nâu, bệnh đạo ôn.

2/ Phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Cần lưu ý các đối tượng sâu bệnh hại quan trọng thường phát sinh và gây hại là rầy nâu và bệnh đạo ôn, nhất là khi thời tiết hơi lạnh, nhiều sương mù vào sáng sớm. Trước, trong và sau Tết bà con cần kiểm tra đồng thật kỹ và theo dõi các bản thông báo tình hình sâu bệnh và hướng dẫn biện pháp phòng trừ của Chi cục BVTV, trạm BVTV trên các phương tiện thông tin đại chúng để phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Cần thực hiện nguyên tắc “4 đúng “ trong sử dụng thuốc BVTV. Trong đó, chú ý sử dụng đúng loại thuốc, đúng thời điểm và nhất lượng nước phun (ít nhất đạt 24 lít/sào).

- Đối với bệnh đạo ôn: Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời phun phòng bệnh đạo ôn ngay từ khi bệnh chớm xuất hiện trên lá hoặc vào thời điểm lúa chuẩn bị trỗ khi Chi cục BVTV thông báo bệnh đạo ôn bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng. Đặc biệt những vùng gieo sạ các giống lúa nhiễm nặng bệnh đạo ôn lưu ý bệnh có thể phát sinh đúng vào thời điểm tết Âm lịch.

- Đối với rầy nâu: Tổ chức phòng trừ rầy nâu theo đúng hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật khi mật độ rầy vượt ngưỡng quy định, dập dịch ngay khi mới phát sinh các “ổ rầy” không để rầy phát sinh, lây lan từ diện rộng.

- Nếu gặp thời tiết rét lạnh, lúa sẽ có hiện tượng vàng lá sinh lý. Chỉ cần thực hiện chăm sóc lúa theo đúng qui trình kỹ thuật, chăm sóc, phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón lá để cây lúa phục hồi, phát triển. Không bón đạm ure trong khi nền nhiệt độ hạ thấp. Không phun thuốc bệnh cây nếu chưa có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để giảm chi phí không cần thiết và hạn chế ô nhiễm môi trường.

II. CHĂM SÓC CÂY TRỒNG CẠN

Thời gian trước, trong và sau  tết, cần chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng cạn như ngô, lạc, ớt, rau màu…để cây sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao. Cụ thể là:

- Tiêu úng kịp thời sau các đợt mưa, nhất là các diện tích lạc, ớt...trồng trên chân đất thấp, không lên rò, xẻ rãnh, thoát nước kém...

- Bón phân đủ, cân đối, theo đúng hướng dẫn kỹ thuật trồng của từng loại cây, phù hợp điều kiện cụ thể của từng chân đất. Phun bổ sung thêm các loại phân vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng để cây trồng cạn phát triển tốt, tăng sức chống chịu với điều kiện thời tiết rét lạnh.

- Tưới nước đủ ẩm, nhất là giai đọan cây ra hoa, tạo quả. Chú ý không nên tưới quá nhiều gây úng, hoặc để quá khô rồi mới tưới đẫm, dễ gây bệnh lở cổ rễ, làm chết cây.

- Theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại chính trên các loại cây trồng cạn: Sâu ăn lá(Sâu xanh, sâu khoang); Sâu đục thân, đục nõn, bệnh cháy lá trên ngô; Bệnh lở cổ rễ, bệnh chết ẻo  hại lạc...

- Trên các loại rau, nhất là rau ăn trái như khổ qua, dưa leo…cần lưu ý các loại bệnh hại sẽ phát sinh gây hại mạnh trong thời tiết ẩm, lạnh: bệnh phấn trắng, sương mai, đốm vi khuẩn, ...Để phòng trừ bệnh hại rau cần lưu ý nguyên tắc: Phát hiện sớm, phun thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, không phun phân bón lá khi bệnh cây đang phát sinh gây hại, hạn chế bón nhiều phân đạm. Cần lưu ý thời gian cách ly ở lần phun cuối cùng (căn cứ thời gian cách ly của mỗi loại thuốc BVTV ghi trên bao bì) để đảm bảo an toàn không có dư lượng thuốc BVTV trong rau khi bán cho người tiêu dùng./.

Tác giả bài viết: Phòng trồng trọt

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:18

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:12

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:11

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:13

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 36 | lượt tải:14
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay2,729
  • Tháng hiện tại63,092
  • Tổng lượt truy cập2,993,779
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây