Tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo Nghị định 91/2012/NĐ-CP

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 184 295
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề được quan tâm hàng ngày. Thời gian qua, nhận thức và hành vi về VSATTP trong người dân đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đến thời điểm này, vấn đề VSATTP vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn: tình trạng người sản xuất, kinh doanh vì thiếu hiểu biết về kiến thức an toàn thực phẩm hay chạy theo lợi nhuận đã cung cấp những thực phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, cũng như chấn chỉnh tình trạng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 08/11/2012 Chính phủ đã ban hành nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm với mức phạt tiền có thể lên đến 100 triệu đồng
Tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo Nghị định 91/2012/NĐ-CP

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy;... tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng trong vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;...

Phạt từ 3-5 triệu đồng hành vi sử dụng thịt chưa qua kiểm dịch thú y

Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm.

Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

Sẽ phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y. Ảnh:phapluatvn.vn

Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi 

Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm;

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi

sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm. Hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 09 tháng trong trường hợp tái phạm

Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi

Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm; Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào và không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm

Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm

Sử dụng phụ gia thực phẩm chứa chất độc hại xứ phạt đến 40 triệu đồng

Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại để sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền từ 20-40 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 9-12 tháng trong trường hợp tái phạm.

Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi  sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt từ 20 - 40 triệu đồng thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng.

Phạt nặng hành vi sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất cấm trong SX, chế biến thực phẩm. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 9-12 tháng trong trường hợp tái phạm.

Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi  sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong SX, chế biến thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt từ 30 - 50 triệu đồng thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng./.

Tác giả bài viết: CCQLCLNLS&TS

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:7

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:7

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:5

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:6

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 17 | lượt tải:6
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay432
  • Tháng hiện tại55,196
  • Tổng lượt truy cập2,907,300
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây