Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong điều kiện gặp nhiều khó khăn như: biên chế ít, kinh phí còn hạn hẹp, địa bàn hoạt động rộng từ miền núi đến đồng bằng, lâm sản lưu thông với số lượng lớn … nên rất khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát. Trước tình hình đó, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR đã chọn mục tiêu trọng điểm, các tụ điểm tập trung lâm sản để thực hiện các biện pháp kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tổ chức cho công chức, người lao động quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và các văn bản khác liên quan đến hoạt động của đơn vị; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn; phân công cụ thể từng người theo dõi địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên kiểm lâm nhằm nắm bắt thông tin về tình hình phá rừng, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật diễn ra trên địa bàn tỉnh. Cử công chức, người lao động đi cơ sở những nơi trọng tâm, trọng điểm để nắm bắt thông tin về tình hình phá rừng, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thông tin kịp thời cho lãnh đạo biết để kịp thời xử lý. Khi có thông tin tiến hành nhận định, đánh giá thông tin, nhận thấy thôn tin cung cấp là có cơ sở, chính xác, đáng tin cậy thì tiến hành tổ chức lực lượng giám sát hiện trường hoạt động của các đối tượng tại một số điểm có liên quan kịp thời ngăn chặn, tạm giữ. Trong quá trình tạm giữ, tùy theo từng đối tượng hành vi vi phạm cụ thể mà có các biện pháp cụ thể cho phù hợp. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình kiểm tra, kiểm soát:
- Đối với các đối tượng vi phạm có tổ chức thành nhóm hai người trở lên khai thác, vận chuyển gỗ trái pháp luật bằng xe máy, khối lượng gỗ ít thì đầu tiên chúng có các hình thức nhằm kéo dài thời gian kiểm tra, sau đó chúng tập hợp lực lượng gây áp lực, nếu thấy tương quan lực lượng của chúng lớn hơn thì sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Với trường hợp này thì kiên quyết, khôn khéo, dùng mọi biện pháp nhanh chóng đưa tang vật, phương tiện vi phạm về nơi cất giữ an toàn, không cho các đối tượng vi phạm có thời gian tập hợp lực lượng chống trả, cướp tang vật, nhất là ban đêm.
- Đối với đối tượng vận chuyển gỗ quý hiếm bằng xe ô tô khách, xe tải nhỏ hoàn toàn không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ thì khi gặp lực lượng kiểm lâm chúng thường không chấp hành tín hiệu dừng xe, sẵn sàng chống người thi hành công vụ, không hợp tác làm việc với kiểm lâm. Với trường hợp này, chúng ta phải tập hợp lực lượng đủ mạnh và thông tin cho Hạt Kiểm lâm gần nhất nơi ô tô sẽ đi qua và phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông để dừng xe và áp dụng các biện pháp kiên quyết đối với đối tượng vi phạm.
- Đối với các doanh nghiệp mua bán, vận chuyển với số lượng lớn, gỗ thường được vận chuyển trên các ô tô tải lớn, tập kết ở các bến cảng, nhà ga tàu lửa thì có nhiều trường hợp lợi dung giấy tờ để mua bán, vận chuyển gỗ trái phép. Với trường hợp này đòi hỏi người đang thi hành công vụ phải nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra, đặc biệt là trình độ năng lực pháp lý, quyết đoán nghề nghiệp để nhận định, xem xét vụ việc, chủng loại gỗ thực tế so với hồ sơ giấy tờ xuất trình tại thời điểm kiểm tra, nếu phát hiện có sai phạm thì sai ở điểm nào theo quy định của pháp luật, từ đó đấu tranh với chủ gỗ và người điều khiển phương tiện chứng minh được những phần sai phạm, xác lập biên bản kết luận hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong công tác xử lý các hành vi vi phạm, việc trước tiên xác định hành vi vi phạm, thời gian, thẩm quyền của vụ vi phạm, tiến hành biện pháp điều tra, xác minh, nhanh chóng củng cố hồ sơ; vụ đơn giản, rõ ràng trong vòng 10 ngày ra quyết định xử lý không để vụ việc kéo dài và đề xuất xử lý đúng theo quy định hiện hành, không gây phiền hà, sách nhiễu cho đối tượng vi phạm, làm cho đối tượng thấy được hành vi sai trái của mình và tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt một cách nhanh chóng (trừ trường hợp vụ việc có phức tạp). Nếu vụ việc vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
Ngoài công tác độc lập, thường xuyên Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR còn chủ động phối hợp với một số hạt kiểm lâm truy quét các đối tượng phá rừng, tăng cường kiểm tra các trọng điểm khai thác gỗ và các tụ điểm mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái phép. Trong công tác này cũng gặp không ít khó khăn, việc nắm bắt thông tin có giá trị chuẩn xác chưa cao, khi thấy có lực lượng kiểm lâm cơ động thì các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật cảnh giác, theo dõi sát sao hoạt động của Đội, chúng đi vào hoạt động với tính chất tinh vi hơn, hoạt động vào ban đêm…Trước tình hình đó, lãnh đạo Đội và Hạt Kiểm lâm cùng thống nhất quan điểm, kế hoạch, nội dung, phương pháp, biện pháp bố trí lực lượng làm việc, phân công người chỉ huy, bố trí nơi ăn, ở cho anh em. Nhận thông tin và xử lý thông tin đa phần do các Hạt Kiểm lâm chủ động xử lý, Đội chỉ hỗ trợ lực lượng và phương tiện cho Hạt Kiểm lâm. Có những thông tin do Đội nắm được chính xác, cần gấp rút, kịp thời thì có thể tập trung lực lượng của Đội đến hiện trường ngay sau đó thông báo cho lực lượng của Hạt Kiểm lâm đến hỗ trợ đưa tang vật, phương tiện vi phạm về Đội xử lý. Có nhiều trường hợp Đội nghiên cứu thực hiện nghiệp vụ vờ rút quân nhưng bố trí lực lượng ở lại hoặc đưa quân sang địa bàn khác sau đó bất ngờ quay lại mật phục đã đem lại hiệu quả cao. Thực tế là các hoạt động theo dõi, bí mật, bất ngờ, xây dựng cộng tác viên cơ sở báo tin … đã đem lại hiệu quả cao trong phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm. Từ thực tế địa bàn vùng giáp ranh giữa huyện Vân Canh với huyện Tây Sơn, Đội đã chủ động phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn tổ chức kiểm tra truy quét vùng Đồng Le, Đồng Xim, Hầm Hô … hiện đã cơ bản ngăn chặn được tình trạng vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực này. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh ngăn chặn tình trạng vận chuyển gỗ trái phép từ Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim về thị trấn Vĩnh Thạnh và đi xuống Tây Sơn. Sự hoạt động của Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR trên địa bàn các huyện đã có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ, ngăn ngừa, răn đe các đối tượng phá rừng, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, hạn chế đối tượng manh động, ngang nhiên công khai vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên trách, Đội đã tham gia cùng Đoàn kiểm tra PCCCR của tỉnh để nắm bắt tình hình PCCCR trên địa bàn tỉnh. Cử công chức theo dõi cấp dự báo cháy rừng, phân công lãnh đạo chỉ huy, cử công chức trực sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng. Thực hiện phương châm bốn tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ” Đội đã phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể công việc cho từng bộ phận, từng người. Quán triệt, thống nhất cho công chức và người lao động khi có lệnh tập trung cho chữa cháy rừng thì phải có mặt kịp thời để thực thi nhiệm vụ. Hằng tuần kiểm tra, khởi động bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị PCCCR. Thời gian qua, địa bàn thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước các vụ cháy rừng xảy ra đều có lực lượng của Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tham gia chữa cháy hiệu quả./.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự án "Phát triển CSHT nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung" được thực hiện tại 13 tỉnh miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện đời sống của người dân nông thôn tại 13 tỉnh miền Trung thông qua tăng cường khả năng tiếp cận chợ, hạ tầng dịch vụ nông nghiệp, và dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục, cơ hội việc làm, giảm rủi ro tổn thương do thiên tai.
Điều này sẽ đạt được thông qua việc sửa chữa và nâng cấp công trình hạ tầng nông thôn quy mô vừa đã bị xuống cấp do chiến tranh, thiên tai và thiếu ngân sách vận hành bảo dưỡng. Công trình hạ tầng được đầu tư gồm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, chợ nông thôn, nước sạch và công trình ven biển như ổn định cồn cát, chống xâm nhập mặn và bảo tồn rừng ngập mặn.
Đầu ra mong muốn của dự án là cải thiện chất lượng, mở rộng và đảm bảo tính kết nối của các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn ở các tỉnh dự án với mức độ nhận thức cao hơn về yêu cầu vận hành và bảo dưỡng công trình.
Tác động tích cực và lâu dài của dự án tới người hưởng lợi là cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nhân dân nông thôn miền Trung qua việc cải thiện năng suất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, cải thiện chất lượng y tế và giáo dục và giảm các tác động tiêu cực của thiên tai
Tác giả bài viết: CCKL
Ý kiến bạn đọc