Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các phòng, đơn vị liên quan thuộc Sở, đại diện phòng kinh tế (nông nghiệp) các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước và bà con nông dân thma gia mô hình.
Theo đánh giá của BQL Dự án, đơn vị tư vấn đã thực hiện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu của Dự án. Tại các xã Cát Tiến, Cát Chánh và Hoài Châu Bắc từ tháng 10/2012, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực trạng sản xuất, tình hình sâu bệnh, kỹ thuật canh tác và kinh nghiệm trồng cói của nông dân, lấy mẫu đất để phân tích nhằm xác định rõ các mặt hạn chế trong quá trình đầu tư chăm sóc cói. Trên cơ sở đó, đầu năm 2013 xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gây hại cói và xây dựng 4 mô hình trình diễn hướng dẫn hơn 120 nông dân áp dụng quy trình vào thực tế. Kết quả cho thấy, diện tích cói trong mô hình ít sâu bệnh, cói sinh trưởng và phát triển tốt, nhờ đó đã giảm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cói tăng 41,25%, vượt mức yêu cầu 26,25%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, thông qua các mô hình sản xuất đã góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng của nông dân về việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo hướng tổng hợp, hạn chế lạm dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sau khi nghe đơn vị tư vấn báo cáo tình hình thực hiện các mô hình tại Hoài Nhơn, Phù Cát ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, đồng chí Hồ Ngọc Hùng-PGĐ Sở đã tổng kết và đánh giá cao về hiệu quả mang lại của mô hình đồng thời ghi nhận các ý kiến của đại biểu về tăng cường đầu tư hệ thống bờ bao, hệ thống thủy lợi để phối hợp với các ngành bàn bạc thống nhất báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
Đối với Quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây cói, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ rà soát cụ thể trước khi trình Hội đồng khoa học lĩnh vực trồng trọt Sở quyết định phê duyệt để chính quyền và nông dân địa phương lựa chọn, áp dụng vào thực tế./.
Tác giả bài viết: BBT
Ý kiến bạn đọc