Ngoài ra dự án thực hiện 4 mô hình quản lý rừng cộng đồng với diện tích là 2.572,73 ha thuộc hai huyện Hoài Nhơn và Tây sơn (huyện Hoài Nhơn 01 mô hình với diện tích 1.708 ha; huyện Tây Sơn 03 mô hình với diện tích 864,73 ha). Kết quả kiểm tra hằng năm của Ban quản lý các dự án lâm nghiệp đã phần nào phản ánh được hiệu quả do dự án mang lại thông qua ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân và cộng đồng dân cư. Các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã thể hiện rõ, đây là phương thức quản lý rừng đem lại hiệu quả cao nhưng vốn đầu tư không nhiều. Với mục tiêu nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ rừng nhằm quản lý rừng có hiệu quả, bền vững và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong những năm qua dự án đã đầu tư cho các thôn tham gia quản lý rừng cộng đồng một số hạng mục như sau.
1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng
- Xây 04 nhà sinh hoạt cho 04 cộng đồng thôn, kinh phí 582.000.000 đồng;
- Xây dựng 08 biển báo mô hình rừng cộng đồng, kinh phí 91.000.000 đồng;
- Đóng cọc mốc trên ranh giới rừng cộng đồng, kinh phí 269.000.000 đồng;
- Năm 2013 dự án tiếp tục hỗ trợ cho cộng đồng thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú thành lập mô hình hợp tác xã lâm nghiệp với kinh phí hỗ trợ là 675.000.000đồng.
2. Về tập huấn, đào tạo
- Tập huấn xây dựng quy ước bảo vệ rừng và xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý lâm nghiệp cộng đồng thôn.
- Tập huấn xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm đối với rừng cộng đồng.
- Tập huấn điều tra tài nguyên rừng cộng đồng.
- Tập huấn thiết kế khai thác rừng bền vững.
- Tập huấn khai thác, nuôi dưỡng rừng và chia sẻ lợi ích trong cộng đồng.
3. Mở tài khoản tiền gửi cho cộng đồng
Với kinh phí đầu tư 600.000 đồng/ha phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng và chi cho hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng thôn, dự án đã mở 04 sổ tài khoản tiền gửi cho 04 cộng đồng với số tiền là 1.543.638.000 đồng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Số tiền trên được rút ra chi phụ cấp lương cho các thành viên trong Ban quản lý rừng cộng đồng thôn, tổ bảo vệ và chi hoạt động của Ban quản lý rừng thôn trong 6 năm. Trong 2 năm đầu mỗi năm rút 20% tiền gốc và lãi, 4 năm sau mỗi năm rút 15% (mỗi quý rút 1 lần). Số tiền rút ra hằng quý nếu không chi hết sẽ gửi vào ngân hàng với lãi xuất không kỳ hạn để bổ sung cho việc chi tiêu thường xuyên của cộng đồng.
4. Điều tra trạng thái rừng
Trước khi giao rừng cho cộng đồng quản lý, dự án đã thuê các đơn vị tư vấn tiến hành điều tra, xác định trạng thái rừng đối với từng mô hình. Trên cơ sở kết quả điều tra, Ban quản lý lâm nghiệp cộng đồng thôn lập kế hoạch tác nghiệp 5 năm và hằng năm đối với từng lô trạng thái và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt để thực hiện. Kết quả điều tra trạng thái các mô hình như sau.
Trạng thái |
Diện tích (ha) |
Tổng 4 mô hình (ha) |
Trạng thái |
|||
Thôn Định Bình Nam-huyện Hoài Nhơn |
Thôn Phú Mỹ-huyện Tây Sơn |
Thôn Tiên thuận – huyện Tây Sơn |
Thôn Hòa Thuận-huyện Tây Sơn |
|||
Ia, Ib, Ic |
413,18 |
30,73 |
8,19 |
29,41 |
481,51 |
Đất trống |
IIa, IIb, IIIa1 |
540,33 |
46,72 |
196,20 |
226,82 |
1.010,07 |
Rừng nghèo |
IIIa2 |
568,64 |
66,29 |
14,12 |
25,76 |
674,81 |
Rừng trung bình |
IIIa3 |
185,85 |
220,49 |
|
|
406,34 |
Rừng giàu |
Tổng |
1.708,0 |
364,23 |
218,51 |
281,99 |
2.572,73 |
|
Kết quả điều tra chi tiết cho thấy, trước khi giao rừng cho cộng đồng quản lý, đa số các khu rừng bị người dân địa phương vào khai thác gỗ trái phép, chặt củi đốt than và phá rừng làm nương rẫy, do đó diện tích còn lại chủ yếu là rừng nghèo, những cây gỗ còn lại là những cây gỗ tạp, cây bị rỗng ruột. Năm 2010 cộng đồng thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn tiến hành khai thác thí điểm 20,0 ha để chia sẻ lợi ích trong cộng đồng. Vì chất lượng rừng chủ yếu là cây gỗ tạp, cây rỗng ruột, nên khai thác 91 cây, cộng đồng chỉ sơ chế được 41 cây với khối lượng gỗ bán thành phẩm là 25,8m3, 50 cây còn lại bị rỗng ruột không tận dụng được gỗ nên cộng đồng đã tiến hành băm dập và bỏ tại rừng để tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng tốt.
Sau 5 năm dự án thực hiện quản lý rừng theo mô hình quản lý cộng đồng, đã đem lại những hiệu quả bước đầu như sau:
- Hiệu quả về kinh tế
Từ khi giao rừng cho cộng đồng quản lý đã ngăn chặn được tình trạng khai thác gỗ trái phép, chấm dứt tình trạng chặt củi đốt than, phát rừng làm nương rẫy những diện tích rừng trước đây bị khai thác trái phép đã phục hồi nhanh chóng và đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển tốt.
Năm 2013 dự án tiến hành điều tra tăng trưởng của rừng đối với 1.708 ha tại thôn Định Bình Nam, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, kết quả cho thấy rừng đã thực sự phục hồi, diện tích đất trống đã giảm dần, thay vào đó là rừng tái sinh(rừng non) và một phần diện tích rừng nghèo đã tăng trưởng thành rừng trung bình. Cụ thể như sau.
TT |
Trạng thái |
Diện tích (ha) |
Ghi chú |
|
Năm 2008 |
Năm 2013 |
|||
1 |
Ia, Ib, Ic |
413,18 |
397,72 |
Đất trống |
2 |
IIa, IIb, IIIa1 |
540,33 |
465,79 |
Rừng nghèo (non) |
3 |
IIIa2 |
568,64 |
660,22 |
Rừng trung bình |
4 |
IIIa3 |
185,85 |
184,27 |
Rừng giàu |
- Hiệu quả về xã hội.
Đi đôi với công tác giao rừng là các cơ chế hưởng lợi trong cộng đồng được rõ ràng như: xác lập quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, xác định quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế hưởng lợi cho từng hộ gia đình trong cộng đồng, từ đó bà con đã gắn trách nhiệm với rừng. Trước đây rừng bị phá chủ yếu là do người dân trong thôn, từ khi giao cho cộng đồng quản lý, công tác tuyên truyền được phổ biến rộng rãi, việc vận động bà con, dòng họ không phá rừng đã được thực hiện thường xuyên và liên tục, việc thực hiện theo hương ước, quy ước bảo vệ rừng tại mỗi thôn đã chấm dứt hiện tượng người dân tự ý vào rừng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và chặt củi đốt than. Không ít trường hợp khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bà con trong cộng đồng thôn đã phối hợp hiệu quả với lực lượng chức năng truy quét, ngăn chặn kịp thời. Thêm vào đó, việc triển khai mô hình rừng cộng đồng còn góp phần tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân trong cộng đồng.
- Hiệu quả về môi trường
Hầu hết các khu rừng do cộng đồng quản lý bảo vệ là nơi cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, trong những năm qua công tác bảo vệ rừng được cộng đồng dân cư cũng như các cấp, các ngành quan tâm nên rừng đã được phục hồi và cung cấp đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, hạn chế được tình trạng hạn hán vào mùa hè. Ngoài ra, rừng hạn chế rất lớn tốc độ của gió bão, hạn chế hiện tượng xói mòn, xói lở khe suối xảy ra ở các thôn, bản.
Từ những hiệu quả nêu trên cho thấy, nếu phát huy tốt và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng thì không chỉ hiệu quả trong quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn khai thác, sử dụng bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ nhằm cải thiện sinh kế, đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường ngay tại địa phương./.(Nguyễn Đình Lâm-CCLN)
Tác giả bài viết: CCLN
Ý kiến bạn đọc