Xây dựng nền nông nghiệp có sức cạnh tranh, hiệu quả

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 131 267
Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp nông thôn, nông dân (Nghị quyết 26) tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết này.
Xây dựng nền nông nghiệp có sức cạnh tranh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát; lãnh đạo các Bộ, ngành và một số địa phương tham dự.

Sản xuất hàng hóa được đẩy mạnh

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, Nghị quyết 26 là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, được thực hiện đồng bộ, toàn diện và sâu rộng ở nhiều cấp chính quyền, nhân dân của các địa phương.

5 năm qua, nền nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với năng suất và chất lượng ngày càng cao. GDP của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2009- 2013 tăng bình quân 2,9%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm; dự kiến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dần đi vào nền nếp, tới tận cấp xã, với 43,6% số xã được phê duyệt quy hoạch. Chăn nuôi trang trại đang từng bước thay thế hình thức hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Công tác trồng rừng được đẩy mạnh xã hội hóa, góp phần bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước và xuất khẩu.

Khai thác hải sản tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, hạn chế khai thác ven bờ. Năm 2013 có 18.300 lượt tàu thuyền hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tăng gấp 3 lần so với năm 2010; sản lượng thủy sản hiện đạt gần 6 triệu tấn, tăng 28,3% so với năm 2008, xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 44%.

Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng giá trị của công nghiệp, dịch vụ (61%, tăng 2% so với năm 2008). Cả nước hiện có 872 cụm công nghiệp nông thôn, thu hút 7.312 dự án với 112.000 tỷ đồng vốn đầu tư và 461.000 lao động.

Về hình thức sản xuất, khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực khi nhiều trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn hình thành, nhiều hợp tác xã kiểu mới ra đời hoạt  động hiệu quả; mô hình cánh đồng mẫu lớn được nhiều địa phương hưởng ứng và đang thực hiện ở 43 tỉnh; các nông, lâm trường được sắp xếp lại cho phù hợp hơn; xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…

Cơ sở hạ tầng tiếp tục được hoàn thiện

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Tổng năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động nước tưới cho 6,92 triệu ha lúa, tăng 70.000ha (đạt 90%) và khoảng 1,5 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày; việc tiêu nước thực hiện được với khoảng 1,75 triệu ha đất nông nghiệp…

5 năm qua cả nước đã mở được 15.185 km đường, sửa chữa nâng cấp 74.329 km đường nông thôn các loại… Tỷ lệ xã có điện ước đạt 99,89% và tỷ lệ hộ nông dân có điện đạt 97,3% (tăng 3%); 82% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.Hệ thống giáo dục từng bước được xây dựng theo chuẩn và xã hội hóa…

Trên nền tảng hạ tầng và nền sản xuất ngày một phát triển mà đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao nhanh hơn. Năm 2013, thu nhập bình quân gần 20 triệu đồng/người/năm, tăng 2,18 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm.

Hiện có trên 2,5 triệu đối tượng ở nông thôn được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, tăng 250.000 người. Số người tham gia bảo hiểm xã hội là 10,3 triệu người vào năm 2012, tăng 24,1%.

Một kết quả nổi bật khác sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26, chất lượng, phương thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn được nâng cao, góp phần ổn định chính trị- an ninh.

Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo cũng nêu ra những tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị quyết 26 là tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp có xu hướng chậm lại, nông nghiệp vẫn phát triển theo chiều rộng; thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn còn thấp; nông thôn vùng núi còn chậm chuyển biến, cơ sở hạ tầng còn yếu kém; ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng..

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do một số cấp, ngành còn xem nhẹ vị trí, vai trò của tam nông, sự quyết tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt; Nhà nước chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực xã hội nhất là nguồn lực của doanh nghiệp cho phát triển nông nghiệp, trong khi ngân sách bỏ ra còn thấp; khâu tổ chức lại sản xuất chưa được thực hiện tích cực…

Nông nghiệp là "bà đỡ" của nền kinh tế

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự cố gắng của các cấp, các ngành trong triên khai thực hiện Nghị quyết.

Nhấn mạnh ý nghĩa của nông nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng thực hiện CNH–HĐH thì việc phải làm đầu tiên là đi lên từ nông nghiệp, rồi từ nông nghiệp lan tỏa ra các lĩnh vực khác. Do đó, phải xây dựng một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh, một nền nông nghiệp hiệu quả.

“Nông nghiệp phải là "bà đỡ" của nền kinh tế. Ông cha vẫn thường nhắc phi nông bất ổn. Nhưng có những địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến phát triển nông nghiệp. Đây là quan điểm sai lầm”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cả nước cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, đồng thời nâng cao đời sống cho nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Nông nghiệp phải kết hợp với các ngành, lĩnh vực khác để tạo nên một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú, đồng thời mong muốn các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương góp ý thẳng thắn vào việc thực hiện Nghị quyết, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo.

Tác giả bài viết: Bộ NN&PTNT

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 50 | lượt tải:24

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 45 | lượt tải:15

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 49 | lượt tải:16

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 43 | lượt tải:17

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 60 | lượt tải:20
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay4,033
  • Tháng hiện tại66,476
  • Tổng lượt truy cập3,078,842
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây