Theo đó, trên cơ sở các nội dung phối hợp và trách nhiệm của mỗi cơ quan sẽ chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền, tập huấn về quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại VTNN; phương pháp nhận biết sản phẩm giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc. Đồng thời chủ trì, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật; chống nạn đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn mác cơ sở sản xuất VTNN có uy tín… nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) giả, kém chất lượng, ngoài danh mục lưu hành, không rõ nguồn gốc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN; thông qua các hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp…
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá: Chương trình phối hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, đồng thời đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam trong bối cảnh nhiều vụ việc sử dụng VTNN giả, kém chất lượng, làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, đời sống của người nông dân đồng thời góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn mới.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị, sau Lễ ký Chương trình phối hợp này, từ nay đến cuối năm, các thành viên liên quan sớm triển khai thí điểm tại một số tỉnh, thành, trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm và thực hiện rộng khắp, hiệu quả./.
Tác giả bài viết: Bộ NNPTNT
Ý kiến bạn đọc