Tham dự Diễn đàn có các cơ quan thuộc Bộ: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp...; cùng các Đại sứ quán, các tổ chức - doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh các vấn đề khó khăn của người sản xuất, tiêu dùng liên quan đến an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; tầm quan trọng của việc đề xuất, ban hành cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe nhân dân và quyền lợi của người sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và uy tín Quốc gia trong chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản.
Sau khi nghe các báo cáo của các đơn vị quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên quan... các đại biểu đã thảo luận về những khó khăn trong khi áp dụng VietGAP: nội dung quá phức tạp, giá chứng nhận cao, chưa có thị trường ổn định ...vì vậy trong sản xuất tỷ lệ áp dụng VietGAP còn rất thấp. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kiến nghị của cơ sở, Cục Trồng trọt đề xuất với Bộ NN và PTNT ban hành: “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” chỉ còn 26/65 điểm kiểm soát trong 10 nhóm tiêu chí cơ bản và nó cũng được chia ra 2 mức là “bắt buộc thực hiện” và “khuyến khích hay cần thiết áp dụng nhưng vẫn đảm bảo ATTP và truy nguyên nguồn gốc. Về lĩnh vực thủy sản Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 6 tháng 9 năm 2014 thay thế Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 5 tháng 7 năm 2011 về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP)
Tác giả bài viết: Trần Thị Diệu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Ý kiến bạn đọc