Bình Định: Thí điểm lắp đặt nhật ký khai thác điện tử cho tàu cá

Thứ ba - 04/07/2023 13:40 378 0
Năm 2023, tỉnh Bình Ðịnh thí điểm lắp đặt 100 thiết bị nhật ký khai thác điện tử cho các tàu cá đánh bắt xa bờ của tỉnh. Theo đó, ngành chức năng đang thực hiện thí điểm một số chuyến biển để có đánh giá cụ thể, lựa chọn thiết bị phù hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn ngư dân trong việc áp dụng hệ thống nhật ký khai thác điện tử.
Năm 2023, tỉnh Bình Định lắp đặt 100 thiết bị nhật ký khai thác điện tử cho nhóm tàu khai thác cá ngừ.
Năm 2023, tỉnh Bình Định lắp đặt 100 thiết bị nhật ký khai thác điện tử cho nhóm tàu khai thác cá ngừ.

Cụ thể, tháng 2.2023, Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học (Viện ứng dụng công nghệ, Hà Nội) lắp đặt thử nghiệm thiết bị nhật ký khai thác điện tử (NKKTĐT) trên 10 tàu cá Bình Định, hiện đã thử nghiệm 2 chuyến và đang trong chuyến thứ 3. Qua 2 chuyến đầu tiên, kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy NKKTĐT ghi nhận số liệu phù hợp, logic. Hiện, Chi cục Thủy sản yêu cầu đơn vị tiếp tục thử nghiệm chuyến thứ 3 để khắc phục một số vấn đề như: Chậm kích hoạt thiết bị, cập nhật dữ liệu chưa đồng bộ…

Một đối tác khác trong vấn đề áp dụng NKKTĐT là Công ty TNHH Hiệp lực Phát triển Việt (Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ tháng 3.2023, công ty này đã lắp đặt thiết bị trên 10 tàu cá Bình Định, đã thử nghiệm 1 chuyến và hiện đang thử nghiệm chuyến thứ 2. Qua đợt thử nghiệm đầu tiên, kết quả cho thấy hệ thống NKKTĐT được lắp đặt thử nghiệm trên các tàu hoạt động ổn định trong suốt chuyến biển. Thiết bị NKKTĐT ghi nhận các vị trí thả câu, thu câu tương đối khớp với hành trình của tàu theo dữ liệu ghi nhận trên thiết bị giám sát hành trình… Tuy nhiên, việc nhập thông tin chuyến biển, mẻ lưới không kịp thời nên có hiện tượng dữ liệu thu được không đủ đáp ứng yêu cầu.

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay bước đầu cả 2 hệ thống NKKTĐT đang thử nghiệm đều thể hiện nhiều tín hiệu khả quan với những ưu thế riêng. Việc ghi NKKTĐT tạo nhiều thuận lợi cho ngư dân, giúp tiết kiệm thời gian khi ghi chép bằng giấy trong quá trình khai thác và có thể truy xuất lại khi cần thiết; giảm sự sai lệch giữa sản lượng đánh bắt và sản lượng khai báo; chuyển dữ liệu nhanh chóng về các cơ quan quản lý phục vụ cho công tác thu thập, tổng hợp số liệu kịp thời để báo cáo.

Bên cạnh thuận lợi, việc triển khai NKKTĐT bộc lộ một số vấn đề như: Tàu cá có nhiều kích cỡ nhỏ và lớn được trang bị nhiều thiết bị điện tử (hải đồ điện tử, máy dò cá, thiết bị giám sát hành trình, máy bộ đàm liên lạc HF VX-1700, ICom), vì vậy có rất nhiều chỗ để lắp đặt thêm thiết bị mới. Có quá nhiều máy móc nhưng các thiết bị này vận hành độc lập chưa có sự tích hợp, đặc biệt là chưa thể đồng bộ dữ liệu. Điều này khiến ngư dân không thể cùng một lúc có thể điều khiển nhiều thiết bị khi lao động trên biển.

Hơn nữa, hiện nay dù khuyến khích áp dụng nhưng Bộ NN&PTNT chưa có hướng dẫn cụ thể về NKKTĐT và chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết bị NKKTĐT nên quá trình triển khai thực hiện đánh giá về tính năng, chức năng gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù gặp một số trở ngại nhưng việc ngư dân áp dụng NKKTĐT là điểm tích cực, rất đáng ghi nhận. Từ chỗ hầu như ngư dân không biết viết nhật ký khai thác hoặc viết theo dạng “hồi ký”, đến nay, họ đã có ý thức và chấp hành việc viết nhật ký khai thác. Song, việc viết nhật ký khai thác bằng tay bộc lộ nhiều bất cập. Chính vì thế việc thí điểm NKKTĐT nhằm mục tiêu xử lý các khiếm khuyết này. Hiện, ngành nông nghiệp vẫn trong quá trình thí điểm để có cơ cở đánh giá đầy đủ thông tin, dữ liệu, từ đó tham mưu UBND tỉnh quyết định chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng tốt các yêu cầu tỉnh đặt ra.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT, cùng với việc thí điểm, Sở NN&PTNT đề xuất Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tham mưu Bộ NN&PTNT sớm ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn thiết bị NKKTĐT; tổ chức lựa chọn, công bố đơn vị đủ điều kiện cung cấp thiết bị nhật ký điện tử. Đồng thời, Cục Thủy sản sớm có văn bản hướng dẫn về thiết bị nhật ký điện tử và áp dụng truy xuất nguồn gốc bằng nhật ký điện tử triển khai đồng bộ trên toàn quốc. Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo cán bộ chuyên môn về quản lý thiết bị nhật ký điện tử và thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng nhật ký điện tử.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:18

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 29 | lượt tải:12

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:11

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:13

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 36 | lượt tải:14
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay914
  • Tháng hiện tại61,277
  • Tổng lượt truy cập2,991,964
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây