Bên cạnh đó, các hoạt động chuyển giao KHKT cũng được triển khai bằng nhiều hình thức và trở thành nội dung hoạt động thường xuyên của hội như: Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, xây dựng các mô hình trình diễn, tham quan học tập lẫn nhau. Hàng năm, Hội Nông dân xã Cát Hải tổ chức hơn 10 lớp tập huấn KHKT cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân tham gia về các nội dung trồng trọt, chăn nuôi…; tạo điều kiện để hội viên áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả.
Ngoài ra, hàng năm, nông dân trong xã còn thực hiện chuyển đổi các loại cây trồng trên diện tích 200 ha theo nhiều công thức luân canh ở nhiều cánh đồng cho giá trị kinh tế cao như: cây hành, cây đậu phụng, cây ớt..., thu nhập đã trừ chi phí trên 300 triệu đồng/ha/năm…
Để tạo nền tảng cho sản xuất, kinh doanh, Hội còn chú trọng tạo điều kiện về vốn giúp hội viên phát triển sản xuất. Tính đến nay, Hội Nông dân xã đã tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện cho 157 hội viên nông dân vay 6,2 tỷ đồng nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất; đồng thời quản lý gần 135 triệu đồng Quỹ hỗ trợ nông dân với 3 dự án và 7 hộ vay. Từ đó, đã tạo thêm việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho hội viên, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 6,73%.
Nhờ nhiều nỗ lực tổng hợp, đến nay, toàn xã Cát Khánh có 421 hộ sản xuất kinh doanh giỏi (trong đó có 1 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 14 hộ đạt danh hiệu cấp huyện). Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình tốt điển hình như mô hình chăn nuôi bò sinh sản; mô hình nuôi cá nước ngọt ở thôn Tân Thắng. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện nhiều gương sản xuất kinh doanh giỏi như: hộ anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn Tân Thắng với mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi, lãi từ 200 - 250 triệu đồng/năm.
Có thể nói, thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Cát Hải đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở nông thôn, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân. Đồng thời, giúp người nông dân năng động, sáng tạo hơn và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tác giả bài viết: TRƯỜNG GIANG
Ý kiến bạn đọc