Nghị quyết nêu rõ, ngoài các cơ sở chăn nuôi là hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, hợp tác xã sản xuất có heo buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả heo châu Phi với mức hợp lý trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi heo và phù hợp cho từng loại heo (đối với heo nái, heo đực giống đang khai thác được mức hỗ trợ cao hơn các loại heo khác).
Trong đợt này, các doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12-6-2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có heo buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả heo châu Phi với mức hỗ trợ bằng 30% mức hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi nêu trên nhưng tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
Nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiêu chí nêu trên và chủ hộ nuôi giữ heo giống cụ kỵ, ông bà thì được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con heo đến ngày 31-12-2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, xây dựng nhiều kịch bản phòng, chống bệnh dịch với các tình huống khác nhau
Yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi việc khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện việc thu mua heo sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các giải pháp tổng thể về xử lý tiêu hủy heo phù hợp với từng quy mô, cấp độ và địa bàn nhằm bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh và không làm ô nhiễm môi trường.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi và doanh nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả heo Châu Phi, đặc biệt hỗ trợ cho các cơ sở nuôi giữ đàn giống cụ kỵ, ông bà để cung cấp con giống phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế./.
Tác giả bài viết: Ảnh và tin: Thu Đông – SNNPTNT
Ý kiến bạn đọc