Cụ thể, Tổng cục Thủy sản đề nghị sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi. Hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý dịch bệnh, thả giống, thu hoạch sản phẩm phù hợp với môi trường vùng nuôi... Cùng với đó, tổ chức xây dựng chuỗi liên kết để sản xuất các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và truy xuất nguồn gốc. Tăng cường quản lý chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo quy định.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), tính đến hết tháng 4.2020, tổng diện tích nuôi cá nước ngọt tại Bình Định khoảng 1.500 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá quảng canh hồ chứa là 1.280 ha; nuôi trong ao là 219 ha và nuôi trong ao lót bạt là 1 ha. Đối tượng nuôi trong ao, hồ chứa gồm các loại cá trắm, trôi, mè, chép, rô phi... Riêng nghề nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè trong lòng hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) phát triển mạnh, với thể tích nuôi là 15.000 m3, đối tượng nuôi chính là cá điêu hồng, trê lai.
Tác giả bài viết: Theo Báo Bình Định
Ý kiến bạn đọc