Do đó, việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm ứng dụng kỹ thuật mới đưa vào sản xuất, góp phần thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng rau an toàn, đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng, trong tương lai sẽ quy hoạch tạo vùng rau an toàn với quy mô lớn là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện An Lão tiến hành thực hiện mô hình Tổ chức liên kết sản xuất Rau VietGAP Dưa leo – Khổ quatrên diện tích 0,5 ha/vụ x 2 vụ với 6 hộ tham gia tại xã An Tân, huyện An Lão với mục tiêu chuyển giao một số giải pháp kỹ thuật về phân bón và biện pháp canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cây dưa leo (vụ 1 trồng dưa leo, vụ 2 trồng khổ qua) trên chân đất lúa chuyển đổi, nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất cho bà con, góp phần phát triển mạnh diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAPtrong điều kiện hạn hán.
Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện mô hình áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP nên dưa leo sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại hơn so với ngoài mô hình, năng suất đạt khá, trung bình 34,7 tấn/ha cao hơn trung bình 2,8 tấn/ha so với đối chứng. Với giá bán trung bình tại ruộng 10.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn đối chứng 30.690.000 đồng/ha.
Hình 2.Kiểm tra sinh trưởng dưa leo
Với khả năng sinh trưởng tốt và thích nghi sinh thái tại địa phương, bước đầu cho thấy mô hình thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trồng được nhiều vụ trong năm, có thể trồng trái vụ, tiết kiệm được nước tưới giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Tác giả bài viết: Quang Thạch – Trung tâm Khuyến nông
Ý kiến bạn đọc