Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cánh đồng mẫu lớn: Kết quả chưa như mong đợi

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 180 0
Thời gian qua, thực hiện mối liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp), có nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh đã tham gia thực hiện Chương trình (CT) xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CÐML) ở các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa DN và nông dân còn nhiều hạn chế…

Hiệu quả bước đầu

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh, vụ Đông Xuân (ĐX) 2014-2015, tỉnh ta đã xây dựng 163 CĐML cùng 62 cánh đồng tiên tiến sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn. Vụ Hè Thu năm 2015, các địa phương tiếp tục xây dựng 118 CĐML và 56 cánh đồng tiên tiến có sự tham gia của “4 nhà”.

Thực tế cho thấy, vai trò, trách nhiệm của “4 nhà” được thể hiện khá rõ. Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển giao tiến bộ KHKT. Nhà khoa học tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.... Các DN phối hợp với nhà khoa học giúp nông dân áp dụng kỹ thuật; hỗ trợ một phần giá vật tư, phân bón... Một số DN đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Thông qua mối liên kết “4 nhà”, Nhà nước và nhà khoa học rút ra được những bài học kinh nghiệm về điều hành, chỉ đạo, quy hoạch sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. DN có điều kiện giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ được sản phẩm. Nông dân có điều kiện tiếp cận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư. Riêng vụ ĐX 2014-2015, lợi nhuận tăng thêm của 148 CĐML sản xuất lúa trên 60,77 tỉ đồng.

Liên kết giữa DN và nông dân chưa bền vững

Có thể nói, thực hiện CT xây dựng CĐML mang lại nhiều lợi ích, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Song quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ CĐML giữa DN và nông dân.

Phần lớn các DN tham gia CĐML chủ yếu là để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa giống. Khi nông dân không hài lòng với sản phẩm và thái độ ứng xử của DN, họ sẽ chuyển sang dùng sản phẩm của DN khác. Ngược lại, nếu DN không tiêu thụ được sản phẩm như mong muốn, họ sẽ chuyển sang địa bàn khác. Do đó, mối quan hệ làm ăn giữa DN và nông dân chưa bền vững. Dưới đây là một trong những trường hợp tiêu biểu:

Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Giám đốc Trung tâm KNKN, cho biết: Vụ ĐX 2014-2015, Trung tâm phối hợp với Trạm KN huyện Phù Cát thực hiện mô hình liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, quy mô 50 ha, tại Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Trinh, có 243 hộ tham gia. Có một số DN tham gia mô hình; trong đó Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng (ở Đắk Nông) ký hợp đồng với UBND xã Cát Hiệp (đại diện cho các hộ dân tham gia mô hình) thu mua sản phẩm (đậu phụng tươi) của nông dân với giá 9.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi thu hoạch, thương lái nhảy vào mua với giá cao hơn, và nông dân đã bán sản phẩm cho thương lái. Trước tình hình này, huyện Phù Cát và ngành chức năng của huyện, tỉnh đã làm việc và đề nghị DN tăng giá mua sản phẩm. Điều đáng nói là khi DN chấp nhận tăng giá mua lên 11.000
đồng/kg, nhưng nông dân vẫn tiếp tục bán sản phẩm cho thương lái.

Ông Lương Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho rằng: Liên kết giữa DN và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ đậu phụng tại Phù Cát là không chặt chẽ. DN không ký hợp đồng trực tiếp với từng hộ nông dân mà chỉ ký hợp đồng với UBND xã Cát Hiệp, nên tính pháp lý và ràng buộc giữa nông dân và DN không rõ ràng. Chuỗi liên kết bị bẻ gãy khi có sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá của DN. Về phía nông dân, bà con chưa nhận thức đúng đắn về mục đích xây dựng mô hình, trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia mô hình. Nhiều nông hộ vì cái lợi trước mắt đã phá vỡ hợp đồng đã ký kết, bán sản phẩm cho thương lái. Vai trò chỉ đạo, điều hành, giám sát khâu thu mua sản phẩm của UBND xã Cát Hiệp còn hạn chế. Do vậy, DN rất cân nhắc và e dè khi chính quyền địa phương đề cập đến việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Một số giải pháp

Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các hội đoàn thể trong thực hiện CT xây dựng CĐML là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, ở những địa phương, Đảng ủy, UBND và các hội đoàn thể thật sự vào cuộc; công tác tuyên truyền, vận động được triển khai sâu rộng đến nông dân, làm cho người dân hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa của CT thì ở đó việc xây dựng CĐML thuận lợi và hiệu quả. Bởi vậy, cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên tham gia CĐML và thực hiện chuỗi liên kết; chú trọng công tác hướng dẫn, giám sát thực hiện CĐML...

Cũng theo ông Phan Trọng Hổ, để triển khai CT xây dựng CĐML trên diện rộng cần có nhiều DN tham gia, nhằm tăng thêm sự hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật cho nông dân và giải quyết đầu ra sản phẩm. Bởi vậy, các địa phương cần phải lựa chọn đối tác là những DN có đủ năng lực, uy tín; hỗ trợ việc ký kết hợp đồng, quản lý thực hiện đầu tư. DN cũng cần ký hợp đồng thu mua sản phẩm trực tiếp với từng hộ nông dân, có sự chứng kiến của UBND xã, nhằm tăng tính pháp lý, sự ràng buộc giữa nông dân và DN.

Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DN và nông dân trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo mối liên kết chặt chẽ trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên. Nông dân có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của CT xây dựng CĐML và cũng là đối tượng hưởng lợi trực tiếp, nên cần chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, không nên trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước; sẵn sàng chia sẻ trong cộng đồng về kinh nghiệm và các giải pháp KHKT có hiệu quả. Bà con cũng phải có trách nhiệm khi tham gia ký kết hợp đồng với DN, đảm bảo duy trì hiệu quả mối liên  kết bền vững.

Tác giả bài viết: PHẠM TIẾN SỸ

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 48 | lượt tải:24

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 43 | lượt tải:15

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 47 | lượt tải:16

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 40 | lượt tải:17

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:20
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay2,455
  • Tháng hiện tại64,898
  • Tổng lượt truy cập3,077,264
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây