Ðiều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng: Ðáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 1.066 0
Ngày 24.8.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2937/QÐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) trên địa bàn tỉnh. PV Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp (thuộc Sở NN&PTNT), quanh vấn đề này.

* Xin ông cho biết mục đích của việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng theo QĐ 2937/QĐ-UBND của UBND tỉnh?

- Năm 2008, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, song quy hoạch trước đây không còn phù hợp với tình hình phát triển mới. Do vậy, tỉnh đã chỉ đạo rà soát lại hiện trạng đất lâm nghiệp (ĐLN) và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng. Theo QĐ số 2937, kết quả rà soát hiện trạng ĐLN trên địa bàn tỉnh là hơn 379.410 ha, giảm 4.498 ha so với quy hoạch trước đây.

Theo đó, rừng đặc dụng (RĐD) cũng đã được điều chỉnh, bổ sung với diện tích trên 32.813 ha, chiếm 8,6% diện tích ĐLN, giảm 684,8ha so với quy hoạch trước. Diện tích rừng phòng hộ (RPH) được quy hoạch trên 186.973 ha, chiếm 49,3% diện tích ĐLN, giảm trên 7.970 ha. Diện tích rừng sản xuất (RSX) được quy hoạch trên 159.623 ha, chiếm 42,1% diện tích ĐLN, tăng 4.157 ha.

Kết quả của việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng theo tinh thần QĐ 2937 của UBND tỉnh là cơ sở để các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương xây dựng, ban hành chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nghề rừng và quản lý bảo vệ rừng; nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả rừng và ĐLN trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong tình hình mới.

* Ông có thể cho biết thêm quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng có diện tích rừng trồng sản xuất và rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang quy hoạch RPH?

- Theo QĐ 2937, trường hợp không thay đổi chủ rừng (sau khi chuyển đổi mục đích, chức năng rừng, nhưng không bàn giao cho các Ban quản lý (BQL) RPH quản lý) đối với những diện tích rừng chuyển đổi là RSX do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư thì được khai thác như RSX và hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác trên diện tích đã đầu tư nếu là rừng đến tuổi khai thác. Nếu rừng chưa đến kỳ khai thác thì tiếp tục đầu tư chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ hiện tại. Khi đến tuổi khai thác, các chủ rừng được khai thác như RSX và hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác trên diện tích này. Nếu tiếp tục sử dụng diện tích rừng chuyển đổi thì phải thực hiện việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có và trồng lại rừng mới theo đúng quy chế quản lý RPH.

Trường hợp giao sau khi chuyển đổi mục đích, chức năng rừng, nhưng bàn giao cho các BQL RPH quản lý, đối với những diện tích rừng chuyển đổi là RSX do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư cũng được hưởng quyền lợi nêu trên. Các chủ rừng có diện tích rừng chuyển đổi nếu có điều kiện sẽ được ưu tiên tiếp tục nhận khoán trồng rừng mới (RPH), khoán bảo vệ diện tích rừng đã trồng trên diện tích RSX chuyển đổi sau khi khai thác.

QĐ 2937 cũng quy định cụ thể về trường hợp chuyển từ RSX sang RPH khi xây dựng hồ chứa nước Đá Mài, và trường hợp chuyển từ RSX sang quy hoạch ngoài ĐLN để triển khai dự án VSIP tại xã Canh Vinh (huyện Vân Canh).

* Ngành Nông nghiệp triển khai thực hiện quy hoạch 3 loại rừng như thế nào, thưa ông?

- Sở NN&PTNT sẽ tổ chức công bố quy hoạch và bàn giao bản đồ, biểu thống kê số liệu quy hoạch 3 loại rừng cho các địa phương niêm yết công khai tại UBND các xã để các tổ chức, nhân dân biết thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành đối với từng loại rừng.

Bên cạnh đó, Sở sẽ phối hợp với ngành chức năng của tỉnh hướng dẫn cụ thể cho UBND các huyện, thị xã, thành phố về quy trình tổ chức thực hiện quy hoạch, gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, các địa phương lưu ý, đối với rừng tự nhiên dù được quy hoạch cho loại rừng nào cũng phải được bảo vệ nghiêm ngặt không được để xảy ra tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ; lấn chiếm rừng trái phép để trồng rừng kinh tế và làm nương rẫy. Nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Đối với diện tích ĐLN chưa có rừng ở trạng thái thực bì Ia, Ib, Ic, trong đó ĐLN chưa có rừng ở trạng thái thực bì Ic đưa vào khoanh nuôi tái sinh để phát triển thành rừng. Đối với ĐLN chưa có rừng trạng thái thực bì Ia, Ib quy hoạch chức năng đặc dụng, phòng hộ, ngân sách nhà nước sẽ đầu tư hoặc đưa vào các dự án ODA để trồng RPH, RĐD. Đối với ĐLN chưa có rừng trạng thái thực bì Ia, Ib quy hoạch chức năng sản xuất chưa giao ĐLN cho các tổ chức, cá nhân (hiện UBND xã quản lý) thì UBND xã sẽ lập kế hoạch sử dụng ĐLN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đưa vào sử dụng phù hợp với các quy định hiện hành.

* Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: PHẠM TIẾN SỸ

  Ý kiến bạn đọc

508/TB-VPUBND

Danh mục văn bản nhận của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương từ ngày 03/6/2024 đến ngày 14/6/2024

Thời gian đăng: 02/07/2024

lượt xem: 25 | lượt tải:17

463/QĐ-SNN

Quyết định về việc công bố công khai giao dự toán NSNN năm 2024 (Công khai QĐ 461)

Thời gian đăng: 27/06/2024

lượt xem: 35 | lượt tải:16

459/QĐ-SNN

Quyết định về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán NSNN năm 2024 (Công khai QĐ 457)

Thời gian đăng: 25/06/2024

lượt xem: 22 | lượt tải:12

2138/BTTTT-CVT

V/v phối hợp tuyên truyền sử dụng ứng dụng i-Speed để nâng cao chất lượng dịch vụ di động 4G

Thời gian đăng: 24/06/2024

lượt xem: 63 | lượt tải:22

327/QĐ-SNN

Quyết định : V/v công bố công khai giao bổ sung Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 (Công khai QĐ 322)

Thời gian đăng: 30/05/2024

lượt xem: 59 | lượt tải:27
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,934
  • Tháng hiện tại56,949
  • Tổng lượt truy cập2,604,329
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây