Trong 10 dự án được mời tham gia triển lãm, Bình Định đã có tham luận trình bày dự án “Chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập và nhiễm mặn cho cộng đồng, nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế tình trạng hoang hóa đất trồng lúa trong điều kiện nhiễm mặn gia tăng vì nước biển xâm nhập sâu do tác động của biến đổi khí hậu ở vùng ven đê Đông tỉnh Bình Định”. Đây là dự án do Liên hiệp Các Hội KH&KT Bình Định chủ trì thực hiện trong thời gian từ 10/2009 – 4/2012 (giai đoạn 1) và 9/2014 – 4/2017 (giai đoạn 2), do Qũy Môi trường toàn cầu GEF tài trợ. Mục tiêu chung của dự án nhăm chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa thâm canh thích ứng với úng ngập và xâm nhập mặn cho cộng đồng vùng trũng ven đê đông nhằm nâng cao năng lực sản xuất lúa trong điều kiện mưa lũ bất thường, triều cường, xâm nhập mặn gia tăng do tác động biến đổi khí hậu để duy trì vùng sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế hoang hóa, thoái hóa đất, duy trì sinh kế cho người dân vùng trũng ven đê đông thuộc hai huyện Phù Cát và Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Về khả năng năng nhân rộng mô hình, dự án lúa thích ứng điều kiện vùng ngập úng, nhiễm mặn đã nhận được sự đánh giá cao từ phía ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng bởi kỹ thuật không phức tạp, dễ chuyển giao, có thể áp dụng trên diện rộng cho vùng trồng lúa ngập úng, nhiễm mặn của tỉnh.
Tại sự kiện triển lãm này, các đại biểu tham dự cũng đã thảo luận về tiềm năng nhân rộng các sáng kiến ra nhiều địa phương để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trong điều kiện Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Ông Haoliang Xu - Giám đốc khu vực của UNDP tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương nhấn mạnh rằng vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong việc thể chế hóa, hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi nhân rộng và mở rộng các sáng kiến để cải thiện sinh kế của cộng đồng, đồng thời giúp họ thích nghi với biến đổi khi hậu và bảo vệ môi trường./.
Tác giả bài viết: Kim Thoa (Liên hiệp Các Hội KH và KT Bình Định)
Ý kiến bạn đọc