Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm sau lũ lụt: Tập trung tiêu độc khử trùng, đề phòng dịch bệnh bùng phát

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 141 0
Liên tiếp 5 đợt lũ lụt lớn vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với đàn gia súc, gia cầm (GSGC) của người chăn nuôi trong tỉnh. Tình trạng nhiều GSGC bị chết do nước lũ cuốn trôi đã gây ô nhiễm môi trường và là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời. PV Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở NN&PTNT), về công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn GSGC.
Ông Lê Ngọc Pháp.
Ông Lê Ngọc Pháp.

* Xin ông cho biết tình hình chăn nuôi cuối năm và những thiệt hại đối với đàn GSGC do lũ lụt trên địa bàn tỉnh ta?

- Thời điểm cuối năm, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tổ chức chăn nuôi tái đàn GSGC với số lượng lớn nhằm cung cấp thực phẩm cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu - 2017. Trước khi lũ lụt xảy ra, theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 300 ngàn con bò; trên 851 ngàn con heo và gần 7 triệu con gia cầm. Người chăn nuôi đã tập trung đầu tư chăm sóc GSGC để có thể xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên đán, nhằm tăng thêm thu nhập. Thế nhưng, các đợt lũ lụt lớn vừa qua đã làm cho 6.600 con gia súc các loại và 195,5 ngàn con gia cầm bị chết, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi, nhất là thời điểm cận kề Tết Nguyên đán. Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thống kê chính xác tình hình thiệt hại đối với đàn GSGC để đề nghị tỉnh có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi.

* Điều đáng lo ngại hiện nay đối với tình hình chăn nuôi ở tỉnh ta là gì, thưa ông?

- Sau lũ lụt, việc chăm sóc, khôi phục đàn vật nuôi gặp rất nhiều khó khăn do nguồn thức ăn xanh cho GSGC bị ngập nước, hư hỏng. Môi trường sau lũ lụt bị ô nhiễm nghiêm trọng do số lượng GSGC chết nhiều. Trong khi đó, mầm mống các loại dịch bệnh như: lở mồm long móng trên đàn gia súc; heo tai xanh, dịch tả và dịch cúm gia cầm đang tồn tại trong môi trường và sẽ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết, khí hậu có nền nhiệt độ thấp, môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Tình trạng mua bán, giết mổ, vận chuyển GSGC thời điểm cuối năm không đảm bảo vệ sinh thú y cũng rất dễ lây lan dịch bệnh nếu không có các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, chu đáo.

* Chi cục đã có biện pháp gì hỗ trợ người chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh GSGC có hiệu quả?

- Hiện nay, theo chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Chi cục đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong tỉnh khẩn trương thống kê chính xác, cụ thể về mức độ thiệt hại của người chăn nuôi qua các đợt lũ lụt vừa qua. Chi cục cũng đã tham mưu Sở NN&PTNT, UBND tỉnh ban hành mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi theo tinh thần của Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 3.6.2013 của Chủ tịch UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra. Theo đó, đối với các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) bị chết trong các đợt lũ lụt, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ với mức 18.000 đồng/con; hỗ trợ 750 ngàn đồng/con heo; hỗ trợ 4 triệu đồng/con trâu, bò...

Bên cạnh đó, để công tác phòng chống dịch bệnh GSGC đạt hiệu quả, Chi cục đã phân công lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật phụ trách từng địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc sát trùng và giám sát dịch bệnh. Chi cục cũng đã kiện toàn tổ cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý khi có dịch xảy ra. Cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc sát trùng, vắc-xin cho các địa phương để kịp thời phun thuốc tiêu độc khử trùng và tiêm phòng cho đàn GSGC.

Nhằm hỗ trợ tỉnh ta tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn GSGC sau lũ lụt, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh ta 200 ngàn liều vắc-xin lở mồm long móng type O; 200 ngàn liều vắc-xin dịch tả heo và 20 tấn hóa chất sát trùng Sodium Chlorite 20%. Nhờ vậy, nguồn vắc-xin, hóa chất, vật tư phục vụ tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn GSGC sau lũ lụt đảm bảo. Chi cục đang tăng cường tiêm phòng cho đàn GSGC tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời giám sát việc thu mua, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm GSGC.

Bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng Thú y tỉnh, chúng tôi đề nghị chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở, tích cực chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh GSGC; quản lý chặt chẽ, xử lý kiên quyết những hành vi vi phạm Pháp lệnh Thú y. Các địa phương cũng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung, nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh.

Đối với người chăn nuôi, bà con cần phải khẩn trương tu sửa và vệ sinh chuồng trại, không nên chăn thả GSGC ở những khu vực bị ô nhiễm; không cho gia súc ăn các loại thức ăn bị nấm mốc, uống nước nhiễm bẩn. Khi phát hiện vật nuôi bị ốm do dịch bệnh, không được tự ý giết mổ mà phải báo cáo ngay cho lực lượng Thú y để xử lý. Tại các vùng bị ngập nước, người chăn nuôi cần phải liên hệ với chính quyền địa phương và các trạm chăn nuôi và thú y để tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm có khả năng xảy ra trên đàn GSGC, như: bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng, dịch tả, tai xanh, đồng thời tăng cường chăm sóc đàn GSGC tốt hơn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

* Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN HÂN (Thực hiện)

Tác giả bài viết: NGUYỄN HÂN (Thực hiện)

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 33 | lượt tải:19

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 30 | lượt tải:13

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:12

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:13

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 38 | lượt tải:16
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,787
  • Tháng hiện tại65,188
  • Tổng lượt truy cập2,995,875
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây