I. THỰC TRẠNG CHUỘT GÂY HẠI CÂY TRỒNG VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC DIỆT CHUỘT VỤ ĐÔNG XUÂN 2016-2017
1. Tình hình chuột gây hại cây trồng:
Vụ Đông Xuân 2016-2017, chuột phát sinh gây hại cục bộ trên lúa đại trà giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Tổng diện tích bị hại 65,5 ha, trong đó: tỷ lệ hại (TLH) 2,5-5% là 63,5 ha, TLH 5-10% là 1 ha và 10-20 % là 1 ha, tập trung Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, ...
Ngoài việc gây hại trên cây lúa, chuột còn phát sinh gây hại rải ráctrên một số cây trồng khác như: Mía, ngô, đậu các loại, ...
So với vụ Đông Xuân 2015-2016, diện tích bị chuột gây hại giảm 386 ha. Nguyên nhân, do nhiều địa phương đã triển khai thực hiện tốt công tác diệt chuột, bên cạnh đó thời tiết đầu vụ có nhiều đợt mưa lũ lớn làm giảm đáng kể số chuột trên đồng ruộng nên diện tích bị hại thấp.
2. Kết quả triển khai công tác diệt chuột vụ Đông Xuân 2016-2017:
Ngay từ đầu vụ, Chi cục Trồng trọt và BVTV tập trung triển khai công tác diệt chuột bằng nhiều hình thức: Phát động phong trào diệt chuột trong mùa mưa lũ, thông báo, hướng dẫn, làm các chuyên đề, phóng sự truyền hình, tập huấn đầu vụ hướng dẫn bà con nông dân triển khai công tác diệt chuột tổng hợp bằng nhiều biện pháp như: biện pháp canh tác, thủ công, cơ giới, vật lý, biện pháp hóa học, sinh học (Biorat), ...
Tổng số chuột dân tự diệt từ đầu vụ đến nay là 138.139 con. Ngoài ra, đã sử dụng 15 kg thuốc hóa học (thuốc Rat-K, Kill Rat...) và 32.009 kg thuốc vi sinh Biorat để diệt chuột (tương đương 10.670 ha), trong đó: Mô hình khuyến nông: 21.096 kg, địa phương tự mua: 10.913 kg.
Công tác diệt chuột được triển khai kịp thời và hiệu quả, góp phần bảo vệ năng suất và sản lượng cây trồng.
3. Những tồn tại trong công tác diệt chuột:
- Một số địa phương không phát động phong trào ra quân diệt chuột hoặc có phát động nhưng chưa quyết liệt, không thường xuyên, liên tục, ...
- Việc phát động phong trào diệt chuột chủ yếu ở đồng ruộng, chưa phát động phong trào diệt chuột ở các khu dân cư, công sở, trường học, …
- Thời vụ gieo trồng không tập trungvàcanh tác nhiều vụ/năm đãtạo nguồn thức ăn liên tục cho chuột.
- Việc diệt chuột của nông dân không đồng bộ, không liên tục và thường xuyên, chỉ thực hiện một số biện pháp diệt chuột đơn lẻ khi đã có diện tích cây trồng bị chuột gây hại nên hiệu quả không cao.
II. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH CHUỘT GÂY HẠI TRONG VỤ HÈ THU NĂM 2017
Hiện nay, chuột đang tập trung trên vùng gò đồi, bờ cao, bụi rậm, khu dân cư ven làng, ...và tích lũy số lượng. Theo nhận định của Chi cụcTrồng trọt và BVTV, chuột là một trong những đối tượng gây hại chính trong vụ Hè Thu 2017, nhất là trong điều kiện nắng hạn. Nếu không có biện pháp diệt trừ chuột kịp thời ngay từ vụ, chuột sẽ phát sinh gây hại nặng cục bộ làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, nhất là cây lúa.
Các huyện có nguy cơ bị chuột gây hại mạnh như: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, …
IV. MỤC TIÊU, KẾ HOẠCHTỔ CHỨC CÔNG TÁC DIỆTCHUỘT VỤ HÈ THU NĂM 2017
1.Mục tiêu:
Triển khai thực hiện tốt công tác diệt chuột vụ Hè Thu bằng nhiều biện pháp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra, góp phần bảo vệ sản xuất, giữ vững an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.
2. Kế hoạch:
2.1. Trước khi vào vụ sản xuất Hè Thu:
2.1.1.Tổ chức phát động phong trào diệt chuột đầu vụ ở các địa phương
- Phát động phong trào ra quân diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu 2017:
+ Phát quang các bờ bụi cây ở khu vực gieo trồng, làm sạch cỏ ở bờ ruộng, kênh mương để hạn chế nơi cư trú của chuột.
+ Thực hiện diệt chuột bằng biện pháp thủ công: phát động nông dân ra đồng đào bắt, đánh bẫy, đổ nước vào hang chuột, dùng đất đèn đổ vào hang, …để tiêu diệt chuột.
+Đợt 1: Từ 25/3 - 05/4/2017: Trước khi sản xuất vụ Hè.
+ Đợt 2: Từ ngày 15 - 25/4/2016: Trước khi sản xuất vụ Thu.
2.1.2. Tuyên truyền, tập huấn cho nông dân diệt chuột
- Nội dung: Giới thiệu đặc điểm, tập tính hoạt động, sinh sản của loài chuột và các biện pháp kỹ thuật diệt chuột.
- Hình thức:
Lồng ghép nội dung tập huấn các biện pháp diệt chuột trong các lớp tập huấn kỹ thuật đầu vụ, tập huấn cánh đồng mẫu lớn, ...
Thông qua các phương tiện truyền thông (Đài PTTH, Báo Bình Định và hệ thống truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn); các buổi tọa đàm, …
- Thời gian: Từ 25/3 - 30/4/2016 và trong tháng 5, 6 năm 2017 (thời điểm chuột gây hại mạnh).
2.2.Trong vụ sản xuất Hè Thu: Khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các biện pháp:
+ Bắt chuột vào ban đêm bằng cách dùng đèn soi và dùng nơm chụp bắt ở những ruộng bị chuột cắn phá nhiều (giai đoạn lúa đẻ nhánh).
+ Dùng các loại bẫy: Bẫy sập, bẫy đập,bẫy lồng,bẫy bán nguyệt để diệt chuột.
+Dùng một trong các loại thuốc sau: Racumin, Rat–K, Musal 0,005WB…trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm, tôm, cua cá, … Đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng,… để diệt chuột.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Kính trình Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét có công văn triển khai công tác diệt chuột gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố.
2. Chi cục Trồng trọt và BVTV chủ trì, phối hợp Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư, Đài Phát thanh- truyền hình tỉnh thực hiệncông tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân các biện pháp diệt chuột; Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc, báo cáo tình hình triển khai công tác diệt chuột trên địa bàn tỉnh cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.
3. Trạm Trồng trọt và BVTV phối hợp với Phòng Nông nghiệp (Kinh tế)làm tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai, phát động phong trào ra quân diệt chuột liên tục bằng nhiều biện pháp (như hướng dẫn của Chi cục) từ nay đến hết vụ Hè Thu 2017; báo cáo tiến độ, tình hình triển khai công tác diệt chuột hàng tuần về Chi cụcTrồng trọt và BVTV để tổng hợp,báo cáo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.
Tác giả bài viết: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Ý kiến bạn đọc