Vân Canh: Không cho trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 287 0
Huyện Vân Canh đang thống kê cụ thể danh sách, diện tích cây lâm nghiệp trồng trên đất nông nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó, yêu cầu các hộ dân cam kết sau khi khai thác chu kỳ đầu, không được tái trồng cây lâm nghiệp, trường hợp cố tình vi phạm sẽ xử lý kiên quyết theo Luật Ðất đai năm 2013.
Nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc hai bên sông Hà Thanh thuộc xã Canh Hiệp được người dân sử dụng trồng keo.
Nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc hai bên sông Hà Thanh thuộc xã Canh Hiệp được người dân sử dụng trồng keo.

“Biến” đất nông nghiệp thành rừng

Thông tin từ ngành chức năng huyện Vân Canh, tình trạng người dân tự ý trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp xảy ra từ năm 2014. Thời điểm đó, giá mì, mía rất thấp, đầu ra không ổn định, trong khi giá keo, bạch đàn tăng cao, dễ bán, nên người dân đã phá bỏ mì, mía để trồng cây lâm nghiệp. Tổng chi phí trồng 1 ha keo (chu kỳ 5 năm) là 52,25 triệu đồng, nông dân thu về 98 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi ròng 40,75 triệu đồng/ha. Mặt khác, trồng keo không tốn nhiều công và chi phí tái đầu tư hằng năm; đến kỳ thu hoạch nếu gỗ keo rớt giá, nông dân vẫn có thể chờ để bán.

“Hơn nữa, nông dân có suy nghĩ đầu tư trồng keo giống như “của để dành”, sau 5 năm sẽ thu một lần số tiền lớn. Do vậy, nhiều diện tích trồng mì, mía và các loại cây trồng cạn đã được người dân chuyển trồng keo”, ông Trần Văn Khổ, Phó phòng phụ trách Phòng NN&PTNT huyện Vân Canh cho biết.

Canh Hiệp là một trong những địa bàn “nóng” tình trạng chuyển đổi sai quy định này, với 106 hộ dân trồng 47,7 ha keo và bạch đàn trên đất nông nghiệp. Ông Lê Xuân Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Canh Hiệp, cho hay: “Chúng tôi nhiều lần tổ chức họp dân, tuyên truyền, vận động bà con, nhưng không thành công. Người dân cũng yêu cầu chính quyền địa phương nếu không cho trồng keo thì hướng dẫn loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng chúng tôi lúng túng, chưa biết định hướng cây gì hiệu quả hơn”.

Không được ngăn chặn và xử lý triệt để, nên tình trạng người dân tự ý trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp ngày càng nhiều, thậm chí còn lan sang... đất lúa. Dọc hai bờ sông Hà Thanh từ xã Canh Vinh đến Canh Thuận, trước đây là những cánh đồng mì, mía, đậu phụng, thì nay trở thành rừng keo, bạch đàn.

Kiểm tra bước đầu của huyện Vân Canh xác định, có 647 hộ dân trồng gần 575 ha keo và bạch đàn trên đất nông nghiệp tại 7/8 xã, thị trấn; trong đó, có 406 hộ người dân tộc thiểu số, và nhiều cán bộ, đảng viên.

Yêu cầu người dân không tái trồng

Việc người dân tự ý trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp đã vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, ảnh hưởng quy hoạch phát triển trồng trọt của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đặc điểm sinh trưởng của cây keo là hút rất nhiều chất dinh dưỡng và nước; vì vậy việc nông dân đổ xô trồng keo như hiện nay khiến cho đất nhanh bạc màu và khô cứng, rất khó cải tạo để trồng loại cây khác.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng của tỉnh và huyện Vân Canh xử lý kiên quyết. Đối với diện tích cây lâm nghiệp đã “lỡ” trồng trên đất nông nghiệp, UBND huyện thống kê cụ thể danh sách, diện tích; yêu cầu các hộ dân ký cam kết sau khi khai thác chu kỳ đầu không được tái trồng cây lâm nghiệp, xử lý kiên quyết trường hợp cố tình vi phạm.

Theo ông Nguyễn Bá Đẩu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vân Canh, hiện diện tích cây lâm nghiệp trồng trên đất nông nghiệp chưa đến tuổi khai thác, nên việc buộc người dân chặt bỏ để trồng các loại cây khác là rất khó. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương không để người dân trồng mới cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp; đồng thời, kiểm tra cụ thể số hộ, diện tích, phân loại độ tuổi của cây; tổ chức họp cho dân ký cam kết không được tái trồng và giao UBND các xã, ban quản lý các thôn, làng giám sát việc thực hiện cam kết này.

 

Ông Đẩu cho biết thêm: Bước đầu đã có 106 hộ dân ở xã Canh Hiệp ký cam kết sau khi thu hoạch cây lâm nghiệp sẽ sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích. UBND huyện cũng sẽ hỗ trợ một phần chi phí mua các giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện cho bà con đầu tư, phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng tiên tiến, tạo ra sản phẩm hàng hóa; kêu gọi DN xây dựng các nhà máy chế biến nông sản thu mua sản phẩm cho nông dân.         

Tác giả bài viết: PHẠM TIẾN SỸ

  Ý kiến bạn đọc

665/QĐ-SNN

Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Thời gian đăng: 01/11/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:7

3922/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ

Thời gian đăng: 14/11/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:7

272/QĐ-STTTT

Quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

186/KH-UBND

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” t n địa àn tỉnh năm 2024.

Thời gian đăng: 08/11/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:7

3717/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời gian đăng: 29/10/2024

lượt xem: 17 | lượt tải:6
205817925-544505503352187-9144422428669456198-n.jpg 118537129-10157970792479822-3451611124786988349-o.jpg 116570717-10157924460349822-6520651536196792254-o.jpg 101104647-177889277035337-8739303053359841280-n.jpg 21615984-10155219086919822-1059293438531476461-n.jpg
bộ nnptnt
UBND tỉnh Bình Định
đảng bộ tỉnh bđ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,010
  • Tháng hiện tại55,774
  • Tổng lượt truy cập2,907,878
ảnh 1
ảnh 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây